27/12/2024

Tạm giữ biển số thay giam xe, nên hay không nên?

Có bạn đọc khen sáng kiến hay: xe không hư hỏng ngoài bãi giam. Nhưng cũng có bạn hoài nghi: “Giữ biển số thì làm lại biển mới dễ ẹt”; thậm chí có bạn kêu “xe không biển số chạy ngoài đường có thấy ai xử lý đâu”…

 

Tạm giữ biển số thay giam xe, nên hay không nên?

 

Có bạn đọc khen sáng kiến hay: xe không hư hỏng ngoài bãi giam. Nhưng cũng có bạn hoài nghi: “Giữ biển số thì làm lại biển mới dễ ẹt”; thậm chí có bạn kêu “xe không biển số chạy ngoài đường có thấy ai xử lý đâu”…



Tạm giữ biển số thay giam xe, nên hay không nên? - Ảnh 1.

Bãi xe tang vật của Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM), số 219 đường D2 nối dài, có nhiều xe để lộ thiên, phơi nắng phơi mưa – Ảnh: TỰ TRUNG

 

Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang đã ký văn bản đề xuất Chính phủ cho phép tạm giữ biển số xe hoặc giấy chứng nhận đăng ký xe thay vì giữ xe do vi phạm quy định pháp luật liên quan đến giao thông đường bộ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến e ngại không khả thi.

Trả lời Tuổi Trẻ Online ngày 11-1, ông Lê Văn Nưng – phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang – cho biết: ”Tôi đã ký văn bản và giao văn phòng gửi trình Chính phủ nghiên cứu. Bởi thực tế nhiều nơi tạm giữ xe ở An Giang quá tải trong thời gian dài gây ra hư hao tài sản xã hội rất lớn. Cần nghiên cứu giải pháp khác mà xử phạt hiệu quả, tránh lãng phí”.

Theo UBND tỉnh An Giang, tính đến tháng 9-2019 toàn tỉnh đang tạm giữ 8.193 xe các loại. Trong đó, trên 5.000 xe đủ điều kiện trả lại cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp; số còn lại phải tịch thu sung vào ngân sách nhà nước và đấu giá hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguyên nhân xe tạm giữ còn tồn đọng nhiều do một số hành vi vi phạm lĩnh vực giao thông đường bộ có mức phạt tiền cao hơn giá trị thực tế phương tiện bị tạm giữ nên người vi phạm không đến xử lý hoặc không đến nhận quyết định xử phạt, bỏ xe. 

“UBND tỉnh An Giang đề nghị Chính phủ nghiên cứu ban hành quy định cho phép các lực lượng chức năng tạm giữ biển số xe hoặc giấy chứng nhận đăng ký xe thay vì giữ xe/phương tiện như hiện nay” – văn bản nêu.

Một số bạn đọc Tuổi Trẻ Online ủng hộ đề xuất của tỉnh An Giang. Theo bạn đọc Nguyễn Duy Hy, nhiều người đi xe máy trị giá chỉ 3-4 triệu đồng, nếu uống rượu và bị phạt với mức tiền tương đương thì họ sẽ bỏ xe luôn. Thế là lại phải bỏ ra 2 mét vuông đất để dành chỗ giam những chiếc xe này thì quả là quá lãng phí.

Bạn đọc này cho rằng đề xuất của tỉnh An Giang là một sáng kiến hay và đề nghị Cục Cảnh sát giao thông hàng năm nên quy định chỉ giữ những xe có giá trị cao hơn mức phạt cao nhất từ ba lần trở lên và có thời hạn cho chủ xe đến làm thủ tục giải phóng xe, nếu không sẽ bị coi như tự nguyện bỏ xe và nhà nước sẽ bán đấu giá sung công.

Tuy nhiên, một số bạn đọc khác bày tỏ hoài nghi về tính khả thi của giải pháp mà tỉnh An Giang đề xuất. Bạn đọc Minh Cao bình luận: “Giữ biển số thì làm lại biển mới dễ ẹt, có gì phải sợ, lại còn tự do hơn”. 

Bạn đọc tên Nam cũng không tin vào hiệu quả của việc tạm giữ biển số xe, bởi vì “xe không biển số chạy ngoài đường thấy có ai xử lý đâu?”. Thậm chí bạn đọc Như Anh còn dự báo: “Nghề làm biển số giả được mùa!”.

Theo bạn đọc Trần Công Thành, giữ biển số thì gọn nhưng sẽ có rất ít người quay lại nộp phạt  để lấy biển số, vì ngoài thị trường vô số điểm dập biển số giả như thật, rất tinh vi. Bạn đọc Minh Hùng thì đề nghị: “Xe vi phạm có nhiều loại, nhiều kiểu, chỉ cần quy định trường hợp nào, phạt giam bao nhiêu ngày, quá thời gian quy định bao nhiêu ngày thì nhà nước sẽ thanh lý và thực hiện đúng như vậy là được”.

Theo bạn, biện pháp tạm giữ biển số, giấy tờ xe thay cho tạm giữ xe như đề xuất của lãnh đạo UBND tỉnh An Giang liệu có khả thi? 

Hãy chia sẻ với Tuổi Trẻ Online ý kiến của bạn về đề xuất này!

TTO