5 ngộ nhận nguy hiểm về uống rượu bia
Lễ tết là dịp mà không ít người có xu hướng uống nhiều rượu bia hơn thường ngày. Có một số ngộ nhận về rượu bia khiến người uống đối mặt nguy cơ tổn hại nghiêm trọng sức khoẻ, thậm chí tử vong.
5 ngộ nhận nguy hiểm về uống rượu bia
Lễ tết là dịp mà không ít người có xu hướng uống nhiều rượu bia hơn thường ngày. Có một số ngộ nhận về rượu bia khiến người uống đối mặt nguy cơ tổn hại nghiêm trọng sức khoẻ, thậm chí tử vong.
Uống rượu bia dù ít nhưng vẫn ảnh hưởng đến khả năng lái xe Ảnh: Shutterstock
Dưới đây là 5 ngộ nhận thường gặp về rượu bia:
Ngủ là sẽ hết say
Trên thực tế, ngủ không hề giúp chúng ta hết say. Khi ngủ, lượng rượu bia đã uống vào dạ dày vẫn tiếp tục đi vào máu. Tình trạng này khiến những người uống quá nhiều rồi đi ngủ đối mặt nguy cơ tử vong do ngộ độc rượu.
Ngoài ra, một số người tử vong khi ngủ là do họ nôn mửa và hút chất nôn vào khí quản, gây sặc và tử vong vì ngạt thở, theo CBS News.
Uống lâu say hơn tốt hơn
Chúng ta cần phân biệt giữa khả năng xử lý rượu bia của cơ thể với cảm giác say. Nhiều người có thể uống rất nhiều, lâu cảm thấy say nhưng trên thực tế, khả năng xử lý rượu bia của cơ thể họ không thay đổi. Lượng rượu bia uống nhiều đó vẫn gây hại cho cơ thể như bao người khác.
Việc chậm cảm thấy say trong trường hợp này thậm chí còn làm tăng nguy cơ nghiện rượu và khiến cơ thể uống nhiều hơn nữa.
Uống 1 ly lái xe không sao
Điều này không đúng vì uống rượu bia dù ít cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng xử lý khi điều khiển xe. Các bằng chứng khoa học cho thấy uống dù chỉ 1 ly bia hay rượu cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng lực lái xe, làm tăng rủi ro gây tai nạn giao thông, theo CBS News.
Rượu mạnh pha với nhau sẽ dễ say
Trên thực tế, khi pha 2 loại rượu mạnh vào nhau thì khả năng gây say của chúng vẫn không thay đổi và tương đương như uống từng loại một.
Người uống cảm thấy dễ say chủ yếu là do khi pha 2 loại rượu mạnh vào nhau, họ thường sẽ uống một lượng rượu nhiều hơn là uống riêng lẻ từng món.
Rượu phá hỏng tế bào não
Quan niệm cho rằng rượu có thể phá hỏng các tế bào não là không đúng. Rượu không phá hỏng mà chỉ ảnh hưởng đến quá trình kết nối giữa các tế bào não.
Tuy nhiên, về lâu dài, uống nhiều rượu bia có thể gây ra các bệnh thần kinh, chẳng hạn như hội chứng Wernicke-Korsakoff gây sa sút trí nhớ, theo CBS News.
NGỌC QUÝ
TNO