25/12/2024

Lo ngại thủ phủ du lịch thành điểm trung chuyển

Năm 2019 lượng khách đến tăng mạnh, song số ngày khách lưu trú tại “thành phố đáng sống” Đà Nẵng lại đang giảm đáng kể.

 

Lo ngại thủ phủ du lịch thành điểm trung chuyển

Năm 2019 lượng khách đến tăng mạnh, song số ngày khách lưu trú tại “thành phố đáng sống” Đà Nẵng lại đang giảm đáng kể.



 

Nếu không có gì mới, không có gì hấp dẫn, Đà Nẵng quay lại thời chỉ là điểm trung chuyển khách  /// Ảnh: An Dy

Nếu không có gì mới, không có gì hấp dẫn, Đà Nẵng quay lại thời chỉ là điểm trung chuyển khách   Ảnh: An Dy

 

 
Đã 1 tuần trôi qua, nhiều người dân Đà Nẵng cũng như du khách vẫn chưa hết hụt hẫng vì màn đếm ngược đón chào thời khắc năm mới ở Đà Nẵng cuối cùng đã không diễn ra.

Sự “đứng im” của một thành phố du lịch

Cụ thể, thống kê từ Sở Du lịch TP.Đà Nẵng cho thấy, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch tại Đà Nẵng trong năm 2019 ước đạt 8,69 triệu lượt (khách quốc tế khoảng 3,52 triệu lượt, khách trong nước khoảng 5,16 triệu lượt). Một số liệu khác từ Cục Thống kê TP.Đà Nẵng lại đưa ra con số 7,08 triệu lượt khách (4,91 triệu lượt khách trong nước và 2,16 triệu khách nước ngoài) đến lưu trú tại thành phố này.

Muốn chào mời khách ở lại lâu hơn phải có gì mới. Đề tài này thì vài năm qua đã được đề cập nhiều, nhưng chưa thấy có sự thay đổi vượt bậc

 
Chuyên gia du lịch Trần Trà, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Hướng dẫn viên du lịch Đà Nẵng
 

Hai con số chênh đến 1,6 triệu lượt khách được một số chuyên gia du lịch lý giải có thể đây là số khách chỉ đến du lịch trong ngày, không ở lại Đà Nẵng. Bởi con số của Cục Thống kê TP.Đà Nẵng do các cơ sở lưu trú phục vụ cung cấp.
 
Trước đó, tính hết quý 3/2019, báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Cục Thống kê TP.Đà Nẵng cũng nêu rõ, tính riêng đối với số lượt khách lưu trú, các cơ sở lưu trú đã phục vụ ước đạt gần 5,9 triệu lượt, tăng 19,88% so với cùng kỳ. Trong đó, khách có ngủ qua đêm là gần 4 triệu lượt, tăng 22,68%. Đáng chú ý, tuy tất cả các chỉ số về lượng đều tăng nhưng nếu tính bình quân số ngày lưu trú của du khách, khách quốc tế lưu trú bình quân tại Đà Nẵng chỉ 1,86 ngày và khách trong nước là 1,68 ngày, trong khi chỉ tiêu này của năm 2018 đạt lần lượt là 2 ngày và 1,71 ngày.
 
Số ngày lưu trú của khách giảm không chỉ kéo theo doanh thu tại các cơ sở lưu trú tăng trưởng thấp mà còn khiến “TP đáng sống” giảm đi lượng doanh thu đáng kể. Việc số khách ở lại giảm cũng cho thấy sự “đứng yên” của một TP du lịch.
 
Cả khách quốc về và khách du lịch trong nước hai năm qua đều không ở lại TP này đến 2 ngày, mức chi tiêu bình quân 1 ngày đối với khách quốc tế là 1,567 triệu đồng, khách nội địa là 1,029 triệu đồng.
 
Chuyên gia du lịch Trần Trà, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Hướng dẫn viên du lịch Đà Nẵng, cho rằng lượng khách châu Á đến Đà Nẵng vẫn tăng trưởng tốt, nhất là khách từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
 
Với khách châu Âu, ông Trà lắc đầu: “Giảm nhiều, có chăng chỉ tập trung trong các khu nghỉ dưỡng 5 sao ven biển, còn khách châu Âu ở lại khách sạn trong TP giảm rất mạnh. Nhưng cũng phải nói rõ ràng là lượng phòng khách sạn tại Đà Nẵng tăng nhiều quá, khiến lượng khách lưu trú không bù kịp. Thứ nữa, khách châu Âu du lịch đến miền Trung thích thăm thú các di sản văn hóa, nên thường ưu tiên Hội An, Huế hơn là Đà Nẵng. Đà Nẵng chưa phải là điểm đến du lịch hấp dẫn nhất, có chăng chỉ là nơi trung chuyển cho khách châu Âu đi đến các vùng di sản lân cận. Như vậy, hơi phí cho Đà Nẵng, bởi du lịch ngoài nghỉ dưỡng, ăn uống, phải có vui chơi, khám phá và tìm hiểu cuộc sống người bản địa”.

“Thức” để kéo khách về

“Muốn chào mời khách ở lại lâu hơn phải có gì mới. Đề tài này thì vài năm qua đã được đề cập nhiều, nhưng chưa thấy có sự thay đổi vượt bậc. Chẳng hạn kinh tế đêm, chợ đêm quá sơ sài, nhỏ bé. Đà Nẵng chưa có, chưa đáp ứng các khu vui chơi giải trí lớn như kiểu của Singapore, đi vào đấy cả ngày chưa tham quan hết… Lâu dần khách không muốn chờ nữa, di chuyển sang TP khác”, ông Trà nói.
 
Trong quá khứ, khi xây dựng mô hình phát triển du lịch Đà Nẵng, rất nhiều ý kiến mong muốn xây dựng Đà Nẵng như một Singapore tại Việt Nam. Trong đó, điểm nhấn sẽ là các khu vui chơi giải trí, khu phố đêm sáng đèn từ đêm đến sáng. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, ngoài các dự án lưu trú, kiểu tăng xây khách sạn, resort…, Đà Nẵng hầu như không có thêm một dự án vui chơi, giải trí quy mô lớn nào đi vào hoạt động. Đặc biệt, sản phẩm về đêm, khu vực kinh tế ban đêm gần như đang bị bỏ ngỏ.
 
Điểm vui chơi nổi bật về đêm của Đà Nẵng hiện nay là Chợ đêm Sơn Trà. Hoạt động từ 18 – 24 giờ nhưng chưa đến “giờ giới nghiêm”, mới chỉ khoảng gần 23 giờ chợ đã bắt đầu vắng vẻ, thưa thớt dần.
 
Đầu năm 2015, trung tâm giải trí phức hợp Helio Center (Khu công viên Đông Nam Đài tưởng niệm, đường 2.9) ra đời được kỳ vọng trở thành điểm đến thu hút khách về đêm của TP đáng sống. Thế nhưng, sau hơn 4 năm duy trì, trung tâm này đã khiến không ít du khách thất vọng.
 
Khu vực ăn uống ngoài trời mở cửa đến 22 giờ 30, nhưng chỉ đến 22 giờ đã bắt đầu dọn dẹp bàn ghế, khách ra về hết… Món ăn không để lại dấu ấn. Khu vực vui chơi trong nhà cũng đóng cửa lúc 22 giờ 30 (chỉ có rạp chiếu phim mở đến 24 giờ).
 
Nhiều khách du lịch cho biết họ đến Đà Nẵng với hy vọng là trung tâm vui chơi giải trí hiện đại của khu vực miền Trung và cả nước, có đủ biển, sông, núi…, nhưng lần đến sau phải “ngậm ngùi” chọn đây là điểm trung chuyển để đến các nơi khác do… chẳng có gì làm và TP đi ngủ quá sớm.
 
Nhưng không chỉ có du khách, nhiều nhà đầu tư cũng bắt đầu băn khoăn nếu tình trạng này không nhanh chóng được cải thiện…
 
Đóng cửa kinh tế ban đêm sẽ khiến nền kinh tế chung của Đà Nẵng ảnh hưởng hơn nhiều so với các TP du lịch khác. Trong chuỗi giá trị du lịch, dịch vụ ăn chơi, mua sắm chiếm tới khoảng 80% tổng chi tiêu của du khách và chính là phân khúc để địa phương “hốt bạc”.
 
Nếu đẩy được dịch vụ vui chơi giải trí ban đêm, Đà Nẵng sẽ giữ chân khách được lâu hơn, thu được nhiều ngoại tệ từ du lịch hơn.
 
Ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng tròn Việt

 

TNO