24/12/2024

Thời gian đào thải của rượu bia? Bao lâu thì không còn nồng độ cồn?

Sau khi uống rượu bia, chỉ khoảng 5 – 10% lượng rượu bia được bài tiết qua hơi thở, nước tiểu và mồ hôi. Phần còn lại được chuyển đến gan để “xử lý”, nên thời gian đào thải cồn (ethanol) tuỳ thuộc vào lượng uống vào.

 

Thời gian đào thải của rượu bia? Bao lâu thì không còn nồng độ cồn?

Sau khi uống rượu bia, chỉ khoảng 5 – 10% lượng rượu bia được bài tiết qua hơi thở, nước tiểu và mồ hôi. Phần còn lại được chuyển đến gan để “xử lý”, nên thời gian đào thải cồn (ethanol) tuỳ thuộc vào lượng uống vào.




 
Đã uống rượu bia thì không lái xe /// ShutterStock

Đã uống rượu bia thì không lái xe   ShutterStock

 

 
Đó là thông tin do Th.S-BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cung cấp. Cũng theo BS Nguyên, thời gian đào thải của rượu bia còn phụ thuộc vào thể trạng, sức khỏe từng người và tùy thời điểm, uống vào lúc đói hay no. Do đó, không thể có một “đáp án” chung cho tất cả mọi người về việc sau bao lâu thì không còn nồng độ cồn trong máu. Chỉ số này mang tính cá thể.

Cồn trong máu có thể tồn tại nhiều giờ

BS Nguyên lưu ý: Thời gian từ khi uống rượu đến khi kiểm tra có âm tính với nồng độ cồn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước tiên, phụ thuộc vào lượng rượu uống vào. Nếu uống càng nhiều, độ nặng của rượu càng cao thì nồng độ càng lớn và thời gian để “xử lý” hết cũng sẽ lâu hơn. Uống khi đói thì rượu hấp thu càng nhanh. Uống khi no thì hấp thu rượu càng chậm, thời gian đào thải càng lâu hơn. Uống rượu kéo dài, triền miên thì nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể càng lâu hơn.
 
“Nồng độ cồn tồn tại trong máu không ai giống ai cả. Cồn trong máu có thể tồn tại nhiều giờ. Uống rượu bia nhiều từ tối hôm trước, có thể đến sáng hôm sau nồng độ cồn vẫn còn. Do đó cần hạn chế thấp nhất số lần uống rượu bia; giảm thấp nhất số lượng uống vào, trong trường hợp uống rượu bia”, BS Nguyên nhấn mạnh.

Phân biệt cồn rượu và cồn do thực phẩm có chứa ethanol

Theo Th.S-BS Nguyễn Trung Nguyên, để kiểm tra nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện giao thông, lực lượng chức năng tiến hành đo nồng độ cồn của lái xe bằng 2 bước, test nhanh và xét nghiệm máu. Nếu nồng độ cồn trong hơi thở dương tính, với mức thấp thì sẽ xét nghiệm máu để khẳng định, nên những trường hợp sử dụng đồ ăn có chứa ethanol dẫn tới hơi thở có nồng độ cồn sẽ không bị oan sai.
 
BS Nguyễn Gia Anh, Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cũng khẳng định không thể có một câu trả lời chung cho tất cả mọi người về việc sau bao lâu thì hết nồng độ cồn trong máu, vì mức độ thải lọc cồn phụ thuộc vào chức năng gan của mỗi người. Nhưng cần đảm bảo nguyên tắc “đã uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện giao thông”. Thực tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, số ca chấn thương nặng, đa chấn thương do tai nạn giao thông có tỷ lệ lớn liên quan đến sử dụng rượu bia. Có thời điểm, 50% các ca cấp cứu tai nạn giao thông đều có liên quan sử dụng rượu bia.
 
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 11 tháng năm 2019, toàn quốc xảy ra 15.885 vụ tai nạn giao thông, giảm 935 vụ (giảm 5,56%) so với cùng kỳ 2018, nhưng số vụ tai nạn giao thông do nguyên nhân uống rượu bia có chiều hướng gia tăng, mức độ hậu quả do người vi phạm nồng độ cồn nặng hơn rất nhiều so với các vụ tai nạn thông thường.
 
 
LIÊN CHÂU 

TNO