24/12/2024

Hàng nghìn trẻ bị xâm hại chỉ trong 2 năm, nhà có còn là nơi an toàn?

Số lượng các cuộc gọi về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (Tổng đài 111) tăng lên liên tục qua các năm, riêng 6 tháng đầu năm 2019 đã có 353 cuộc.

 

Hàng nghìn trẻ bị xâm hại chỉ trong 2 năm, nhà có còn là nơi an toàn?

Số lượng các cuộc gọi về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (Tổng đài 111) tăng lên liên tục qua các năm, riêng 6 tháng đầu năm 2019 đã có 353 cuộc.


 

Hàng nghìn trẻ bị xâm hại chỉ trong 2 năm, nhà có còn là nơi an toàn? - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo “Phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em trong gia đình” – Ảnh: NGUYỄN HIỀN

 

Phát biểu tại hội thảo Phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em trong gia đình diễn ra sáng 3-1 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, công bố những con số đáng báo động. Theo số liệu của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, trong 2 năm 2017 – 2018, toàn quốc xảy ra 2.643 vụ xâm hại tình dục với 2.690 trẻ em, chúng ta đều hiểu các con số này mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm; chắc chắn còn có nhiều vụ việc chưa được phát hiện hoặc nạn nhân và gia đình còn giấu kín. 

Qua giám sát của Quốc hội tại 17 tỉnh, thành phố, các vụ việc bạo lực và xâm hại trẻ em xảy ra trong gia đình, do người thân quen, thậm chí là người ruột thịt, thân thích… chiếm tỷ lệ đáng kể. Có những tỉnh thành phố, tỷ lệ này lên tới hơn 90%.

Nhà có còn là nơi an toàn?

Trong gần 5.000 trẻ em bị xâm hại theo thống kê trong 2 năm 2017 – 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm trên 80%. Thủ phạm của những vụ việc này đa số vẫn là người thân, người quen, hàng xóm, thậm chí có nhiều vụ gây ra bởi chính người ruột thịt như bố, ông, cha dượng,… Nạn nhân phần lớn là trẻ em gái, thời gian gây đây xuất hiện xâm hại tình dục trẻ em trai.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, chỉ ra rằng người lớn trong gia đình thường lấy các lý do bực bội, tức giận nên có những hành vi bạo lực với con ở nhiều mức độ.

Số lượng các cuộc gọi về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (Tổng đài 111) cũng tăng lên liên tục qua các năm, riêng 6 tháng đầu năm 2019 đã có 353 cuộc.

Hàng nghìn trẻ bị xâm hại chỉ trong 2 năm, nhà có còn là nơi an toàn? - Ảnh 2.

Trẻ em bị bạo lực trong gia đình chiếm 65,88% số trẻ em bị bạo lực, ông Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết – Ảnh: NGUYỄN HIỀN

 

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, dẫn ra các lý do dẫn đến bạo lực, xâm hại trẻ em trong gia đình, bao gồm các vấn đề tâm lý, bệnh lý cá nhân của các thành viên trong gia đình; việc thực hiện chức năng, trách nhiệm của ông bà, bố mẹ đối với con cái; sự thiếu hiểu biết của trẻ em đối với các hành vi bạo lực, xâm hại,..

Trẻ em chưa nhận thức đúng về bạo lực và xâm hại

Khảo sát tại 63 tỉnh, thành phố với hơn 4.000 trẻ bằng những câu hỏi về Luật trẻ em, chỉ 53% trẻ trả lời đúng. Có tới 17% các cháu trả lời chưa từng được nghe nói đến quyền trẻ em, 17,9% được biết nhưng không hiểu rõ.

“Rất nhiều trẻ em không hiểu rõ thế nào là các hành vi bao lực, xâm hại. Nhiều bé trả lời ra xâm hại chính là xâm hại tình dục, hay bộ phận sinh dục bao gồm cả đầu, cổ, tay,… xâm hại những bộ phận đó là xâm hại tình dục” – bà Nguyễn Thị Thanh Hòa chia sẻ những câu chuyện dở khóc dở cười khi giám sát công tác tuyên truyền tại địa phương.

Hàng nghìn trẻ bị xâm hại chỉ trong 2 năm, nhà có còn là nơi an toàn? - Ảnh 3.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, cha mẹ cần phải học làm cha mẹ để bảo vệ con khỏi bạo lực và xâm hại – Ảnh: NGUYỄN HIỀN

 

Cần ‘học’ làm cha mẹ để bảo vệ con khỏi bạo lực, xâm hại

Trước hết, muốn dạy con, cha mẹ phải tự tìm hiểu, tham gia các lớp dạy làm cha mẹ. Đừng sợ “vẽ đường cho hươu chạy” mà không quan tâm giáo dục giới tính cho con từ sớm. Bên cạnh đó, từ những trường hợp cụ thể, cha mẹ cần nói cho con biết về các thủ đoạn mà kẻ xấu, kể cả người quen thường dùng để xâm hại trẻ. 

Cha mẹ cũng phải là người chuẩn bị cho con kỹ năng tự bảo vệ, thoát hiểm khi gặp những đối tượng có hành vi xâm hại, dành nhiều thời gian tâm sự, trò chuyện với con để tạo sợi dây gắn kết giữa con cái và cha mẹ. Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa nhấn mạnh vai trò của các thành viên trong gia đình trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực và xâm hại.

 

 

NGUYỄN HIỀN

TTO