28/11/2024

Nga sẽ nắm thóp năng lượng khí đốt cả Á lẫn Âu?

Cuối năm 2019, Nga tiếp tục nỗ lực thúc đẩy ba dự án xuất khẩu khí thiên nhiên quan trọng với Trung Quốc, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Bất chấp sự cản trở từ phía Mỹ, Nga vẫn duy trì cuộc chơi trên cả hai bàn cờ năng lượng Á và Âu.

 

Nga sẽ nắm thóp năng lượng khí đốt cả Á lẫn Âu?

Cuối năm 2019, Nga tiếp tục nỗ lực thúc đẩy ba dự án xuất khẩu khí thiên nhiên quan trọng với Trung Quốc, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Bất chấp sự cản trở từ phía Mỹ, Nga vẫn duy trì cuộc chơi trên cả hai bàn cờ năng lượng Á và Âu.


 

Nga sẽ nắm thóp năng lượng khí đốt cả Á lẫn Âu? - Ảnh 1.

Thi công đường ống dự án Power of Siberia trong điều kiện trời lạnh đến -41 độ C ở vùng Amur (Nga) – Ảnh: gazprom.com

 

Ba dự án xuất khẩu khí thiên nhiên do Tập đoàn khí đốt Gazprom (Nga) thực hiện gồm: dự án Power of Siberia (cung cấp khí cho Trung Quốc), dự án Nord Stream 2 (cung cấp khí cho Đức, khu vực Bắc Âu và Tây Âu) và dự án TurkStream (cung cấp khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực Nam Âu và Đông Nam châu Âu).

Các dự án được tiến hành trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga với phương Tây từ sau khủng hoảng Ukraine.

Power of Siberia là đường ống khí thiên nhiên lớn nhất của Nga ở miền đông và là hợp đồng xuất khẩu khí thiên nhiên đầu tiên của Nga sang Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, trước đây nước này phụ thuộc nhiều vào dầu hỏa của Saudi Arabia – đồng minh của Mỹ. Với nguồn hàng từ Nga, Trung Quốc hi vọng tránh được sức ép từ Washington.

Trong khi đó, Nga mong muốn bán khí và dầu cho Trung Quốc nhằm hạn chế lệ thuộc vốn đầu tư châu Âu, đồng thời đa dạng hóa khách hàng.

Dù tìm được chỗ đứng trên thị trường khí Trung Quốc có quy mô lớn và đang phát triển nhanh, Nga vẫn mong muốn là nhà cung cấp khí gas chính cho châu Âu, nơi Nga đang chiếm 35% thị phần.

Hai dự án Nord Stream 2 và TurkStream là bằng chứng. Dự án Nord Stream 2 cung cấp khí cho Đức (đã hoàn thành hơn 80%) có lẽ là dự án gây tranh cãi nhiều nhất giữa một bên là Nga với các đối tác châu Âu và một bên là Ủy ban châu Âu, Mỹ cùng một số quốc gia châu Âu khác như Ba Lan, Ukraine, các nước vùng Baltic. Nhiều người đã nói kháy gọi đường ống Nord Stream 2 là “đường ống của Putin”.

Đức đang rất cần năng lượng nên đánh giá rất cao đường ống Nord Stream 2. Đức cho rằng Nord Stream 2 sẽ duy trì mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau chứ không hẳn lệ thuộc vào Nga vì bán khí cho châu Âu cũng là vấn đề sống còn của Nga.

Theo Đức, siết chặt quan hệ năng lượng Nga – EU là phương thức tốt nhất hạn chế căng thẳng với Nga và tạo điều kiện ổn định quan hệ chính trị giữa đôi bên.

Trong khi đó, Mỹ quyết tâm phản đối hai dự án Nord Stream 2 và TurkStream. Mỹ cho rằng hai dự án này gây phương hại đến an ninh châu Âu và phục vụ mưu đồ mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của Nga ở châu Âu.

Trên thực tế, Mỹ cũng muốn bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất khí Mỹ. Mỹ đã nhiều lần tuyên bố trừng phạt các công ty liên quan đến các dự án Nga căn cứ Luật về trừng phạt các đối thủ của nước năm 2017.

Gần đây nhất vào ngày 17-12, với 86 phiếu thuận và 8 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2020, trong đó có nội dung áp đặt lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp hợp tác xây dựng hai đường ống Nord Stream 2 và TurkStream của Nga.

Hạ viện đã thông qua dự luật hồi tuần trước và như vậy chỉ còn chờ Tổng thống Trump ký phê chuẩn.

Với thái độ gây khó khăn của Mỹ, dự báo tiến độ thực hiện các dự án có thể sẽ chậm lại nhưng Nga chắc chắn sẽ không bỏ cuộc.

Liên minh khí gas Nga – Trung

Theo chuyên gia Francis Perrin – giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp, đường ống Power of Siberia sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, năng lượng và một phần chiến lược giữa Nga và Trung Quốc dù hai nước vẫn còn nhiều khác biệt chiến lược quan trọng và chưa hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau.

Dù vậy, liên minh khí gas Nga – Trung không đồng nghĩa hai nước sẽ trở thành liên minh chiến lược lâu dài.

 

 

HOÀNG DUY LONG