18/01/2025

TP.HCM được vay lại gần 54.000 tỉ đồng đầu tư 2 tuyến metro

HĐND TP.HCM vừa thông qua Nghị quyết cho phép UBND TP.HCM vay lại gần 54.000 tỉ đồng để đầu tư tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành – Suối Tiên), metro số 2 (tuyến Bến Thành – Tham Lương).

 

TP.HCM được vay lại gần 54.000 tỉ đồng đầu tư 2 tuyến metro

HĐND TP.HCM vừa thông qua Nghị quyết cho phép UBND TP.HCM vay lại gần 54.000 tỉ đồng để đầu tư tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành – Suối Tiên), metro số 2 (tuyến Bến Thành – Tham Lương).


 
 
 
Tuyến metro số 1 đã hoàn thành 68% khối lượng thi công /// Độc Lập

Tuyến metro số 1 đã hoàn thành 68% khối lượng thi công   Độc Lập

 

 
Trong phiên làm việc cuối cùng kỳ họp thứ 17 (chiều 7.12), HĐND TP.HCM đã thông qua 2 nghị quyết về việc cho phép UBND TP.HCM huy động vốn để đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên) và số 2 (tuyến Bến Thành – Tham Lương).
 
Theo đó, UBND TP.HCM được cho phép vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ lần lượt 23.932 tỉ đồng để đầu tư tuyến metro số 1 và 29.885 tỉ đồng để đầu tư tuyến metro số 2. Tổng số vốn vay cho 2 dự án là gần 54.000 tỉ đồng.
 
Trước đó, UBND TP đã chính thức thông qua quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án tuyến metro số 1 lên 43.757 tỉ đồng. Trong đó, vốn vay ODA là 38.265 tỉ đồng, vốn đối ứng 5.492 tỉ đồng. Dự án đã hoàn thành 68% khối lượng thi công và dự kiến được đưa vào khai thác cuối năm 2021.
 
Tương tự, tuyến metro số 2 cũng đã được duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 47.891 tỉ đồng. Trong đó, vốn ODA là 37.487 tỉ đồng, vốn đối ứng là 10.404 tỉ đồng. Dự án đang ở giai đoạn đấu thầu tuyển chọn nhà thầu xây dựng, dự kiến hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng vào năm 2020.
 
Cũng trong Nghị quyết, HĐND TP.HCM giao UBND TP chỉ đạo các cơ quan có liên quan khẩn trương thực hiện hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc huy động vốn để đầu tư dự án xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị số 1 và số 2, báo cáo HĐND TP những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
 
UBND TP.HCM phải đảm bảo bố trí ngân sách TP hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định để trả nợ vay và phí phát sinh đầy đủ đúng hạn theo đúng quy định; chọn phương án phù hợp và đảm bảo trong hạn mức nợ vay theo quy định pháp luật hiện hành. UBND TP sẽ chịu trách nhiệm về pháp lý đối với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư của dự án theo đúng quy định pháp luật về đầu tư công.
 
Cuối cùng, UBND TP phải tổng hợp tình hình vay, trả nợ của 2 dự án vào kế hoạch vay trả nợ của TP hằng năm, trình HĐND TP xem xét, phê duyệt theo quy định. Trường hợp không đủ hạn mức vay lại, UBND TP báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
 
Đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết Nghị quyết đồng ý cho UBND TP vay lại vốn vay là bước hoàn chỉnh hồ sơ cuối cùng từ phía TP.HCM, trước khi tiếp tục trình Trung ương để được Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn. Sau nhiều năm chật vật, tuyến metro tại TP.HCM cũng sắp chính thức được cởi trói, thoát “ải” thủ tục.
 
 
HÀ MAI