18/01/2025

Điện than sẽ chiếm đến 60% nguồn điện tại Việt Nam?

Việc xây dựng quy hoạch điện VIII sẽ phải xem xét kỹ lưỡng về cân đối về điện than và năng lượng tái tạo trong từng thời kỳ, bởi nếu cứng nhắc có thể lâm vào thừa hoặc thiếu điện.

 

Điện than sẽ chiếm đến 60% nguồn điện tại Việt Nam?

Việc xây dựng quy hoạch điện VIII sẽ phải xem xét kỹ lưỡng về cân đối về điện than và năng lượng tái tạo trong từng thời kỳ, bởi nếu cứng nhắc có thể lâm vào thừa hoặc thiếu điện.


 

Điện than sẽ chiếm đến 60% nguồn điện tại Việt Nam? - Ảnh 1.

Họp báo Hội nghị Cấp cao VEPG lần thứ 3 vừa tổ chức ngày 10-12 – Ảnh: NGỌC AN

 

Đó là trả lời của ông Đặng Hoàng An – Thứ trưởng Bộ Công Thương – khi Tuổi Trẻ Online đặt câu hỏi tại họp báo sau Hội nghị Cấp cao Nhóm đối tác năng lượng VN (VEPG) lần thứ 3 tổ chức ngày 10-12 về quan điểm của cơ quan này trong việc cân đối nguồn điện khi xây dựng Quy hoạch điện VIII trong bối cảnh có chuyên gia khuyến nghị vẫn nên để cơ cấu tỉ lệ nhiệt điện than chiếm 60% là nguồn điện nền.

Ông An cho biết quan điểm chung trong phát triển là cần có cơ cấu năng lượng phù hợp giữa nguồn chạy nền và các nguồn khác, gắn với các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo cung cấp điện an toàn, giá thành hợp lý. 

Theo đó, tất cả các nguồn năng lượng cần khai thác hiệu quả, có giải pháp tăng cường nguồn cung và tiết kiệm năng lượng, bởi hiện nay tốc độ tăng trưởng điện đều ở mức trên 10%, nên cần sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. 

“Nguồn nhiệt điện than hiện đang chiếm 53%, nhưng cơ cấu nguồn điện trong sơ đồ điện VIII là con số phải xem xét kỹ lưỡng, cân đối năng lượng trong từng thời kỳ bởi trước đây ta làm nhiều thuỷ điện, hiện sử dụng nhiều năng lượng hoá thạch và tăng nguồn năng lượng tái tạo, nên cần phải xem xét kỹ từng thời kỳ, bởi nếu cứng nhắc có thể lâm vào thừa hoặc thiếu điện” – ông An nói. 

Ông Pier Giorgio Aliberti, Đại sứ trưởng phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam, cũng cho rằng rất khó để đưa ra một con số cụ thể về tỉ lệ nhiệt điện than trong tổng hệ thống vì dù có khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo với tỉ lệ cao hơn, nhưng cũng phải chuyển đổi từ từ, không thể đột ngột chuyển ngay từ nhiệt điện than hay năng lượng tái tạo. 

Đơn cử như với EU, hiện mới chỉ có 30% năng lượng tái tạo và sẽ đặt mục tiêu tham vọng cao hơn, hướng đến mục tiêu  bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nguồn năng lượng tái tạo đã có phát triển về công nghệ, chi phí giảm hơn, nên có nhiều cơ hội để thúc đẩy năng lượng tái tạo với tầm nhìn xa hơn. 

Ông Ousmanne Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng cho rằng nguồn năng lượng tái tạo có thể giải quyết vấn đề thiếu điện, nên Việt Nam cần phải có bước đi cụ thể hơn để tránh rủi ro mất điện có thể xảy ra, ảnh hưởng đến kinh tế và tăng trưởng GDP của Việt Nam. 

Theo đó, ông khuyến nghị Việt Nam cần phải có cơ chế đầy đủ từ năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo, thúc đẩy phát triển hệ thống hạ tầng đầy đủ để sớm triển khai cơ chế đấu giá điện mặt trời cho khu vực tư nhân tham gia. 

“Cần phải có luật PPP hiệu quả, có quy định rõ ràng về bảo lãnh để các bên liên quan và các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn, tiếp tục phát triển nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Gắn với đó là cần hỗ trợ kỹ thuật để thiết kế tốt hơn, tạo hiệu quả năng lượng” – ông Ousmanne Dione nhấn mạnh. 

 

 

N.AN