28/11/2024

Đang xác minh thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện tại thềm lục địa Việt Nam

Trả lời câu hỏi phóng viên ngày 5-12, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đang xác minh thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện tại thềm lục địa Việt Nam.

Trả lời câu hỏi phóng viên ngày 5-12, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đang xác minh thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện tại thềm lục địa Việt Nam.

 

Đang xác minh thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện tại thềm lục địa Việt Nam - Ảnh 1.

Hình ảnh được cho là khinh khí cầu do thám của Trung Quốc ở Vành Khăn – Ảnh: ISI

“Liên quan tới thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện ở thềm lục địa Việt Nam, Bộ Ngoại giao đang xác minh thông tin”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói.

Trước đó một số thông tin nói rằng có tàu hải cảnh Trung Quốc, nghi là tàu số hiệu 35111, xuất hiện tại thềm lục địa phía nam Việt Nam, quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam.

Tại họp báo, bà Thu Hằng cũng trả lời câu hỏi xung quanh thông tin về việc Trung Quốc triển khai khinh khí cầu do thám.

“Một lần nữa xin khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việt Nam đề nghị các bên tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế, và có những đóng góp trách nhiệm, xây dựng, duy trì an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.

Trước đó truyền thông quốc tế cập nhật những tin tức gần đây cho thấy Trung Quốc rất có thể đang triển khai kế hoạch do thám tại Biển Đông.

Ảnh chụp vệ tinh của Công ty ImageSat International (ISI, Israel) ngày 18-11 hiển thị hình ảnh được cho giống khinh khí cầu bay lơ lửng trên đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Đá Vành Khăn hiện là 1 trong 7 thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng và cải tạo phi pháp thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.

Trang Twitter của ISI viết rằng đây là lần đầu tiên khinh khí cầu của Trung Quốc có thể được dùng cho mục đích do thám, thu thập thông tin tình báo quân sự được phát hiện ở đá Vành Khăn.

Khí cầu cũng có thể bay lơ lửng, phục vụ cho việc giám sát liên tục trong nhiều điều kiện thời tiết cũng như có chi phí thấp.

NHẬT ĐĂNG