11/01/2025

Đồng bằng sông Cửu Long: Giảm lúa thì trồng cây gì, nuôi con gì?

Ngày 2-12, tại TP Cần Thơ, các chuyên gia, nhà quản lý đã có cuộc thảo luận về chuyển đổi nông nghiệp cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Giảm lúa thì trồng cây gì, nuôi con gì để nâng thu nhập cho nông dân hiện chưa có đáp án.

 

Đồng bằng sông Cửu Long: Giảm lúa thì trồng cây gì, nuôi con gì?

Ngày 2-12, tại TP Cần Thơ, các chuyên gia, nhà quản lý đã có cuộc thảo luận về chuyển đổi nông nghiệp cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Giảm lúa thì trồng cây gì, nuôi con gì để nâng thu nhập cho nông dân hiện chưa có đáp án.


 

Đồng bằng sông Cửu Long: Giảm lúa thì trồng cây gì, nuôi con gì? - Ảnh 1.

GS Võ Tòng Xuân cho rằng đã đến lúc sản xuất lúa không chỉ để đảm bảo an ninh lương thực, mà còn giúp người dân làm giàu – Ảnh: CHÍ QUỐC

 

Hội thảo tham vấn các bên liên quan (gồm các chuyên gia, nhà quản lý) do Đại sứ quán Hà Lan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức thu hút nhiều ý kiến bàn về vấn đề trên.

Ông Nguyễn Phước Thiện – phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp – cho biết tỉnh có 3 sản phẩm chính là gạo, xoài và thủy sản. 

Về quan điểm chuyển đổi diện tích sản xuất lúa gạo, ông Thiện nói: “Tôi nghĩ tới đây chưa ai biết diện tích chuyển đổi là bao nhiêu hết. Địa phương cũng không biết chuyển đổi bao nhiêu. Chuyển đổi cây gì cũng không biết luôn. Tôi nghĩ thôi cứ làm theo mô hình, theo nhu cầu đi, khi nào có được cái gì hiệu quả dân sẽ theo lộ trình. Lúc đó chúng ta sẽ biết định hình được chuyển đổi cái gì, chuyển đổi bao nhiêu, giảm lúa vụ 3 thế nào… sẽ phù hợp hơn”.

Ông Lê Văn Sử – phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau – nêu quan điểm: “Tôi nghĩ để sản xuất có hiệu quả thì cần sản xuất các ngành hàng mà địa phương có lợi thế và thị trường có nhu cầu”. Ông Sử dẫn cụ thể ở Cà Mau chia làm 3 vùng theo lợi thế từng vùng gồm: vùng ven biển là vùng mặn nên phát triển thủy sản (tôm, cua); vùng nước lợ thì luân canh 1 vụ lúa, 1 vụ tôm; còn vùng ngọt thì phát triển lúa và tỉnh cũng có lúa thuộc nhóm chất lượng cao.

“Trước mắt nên chọn sản phẩm như thế này. Còn về lâu dài, chúng ta tiếp tục nghiên cứu sau khi có định hình phân vùng, đầu tư hạ tầng đáp ứng cho phân vùng của mình, đồng thời có gắn kết thị trường, hoàn chỉnh các chuỗi sản phẩm thì có định hướng tiếp theo” – ông Sử đề xuất.

GS Võ Tòng Xuân – hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần Thơ – cho rằng 40 năm qua “việc làm lúa là cho có lúa để ăn thôi, chứ chưa làm cho dân giàu”. Chủ trương này là đúng, tuy nhiên lại kéo dài nên đến nay lúa vẫn nhiều, giá rất rẻ và sản xuất thì rất tốn kém.

Theo ông Xuân, vì quan điểm trồng lúa như nêu trên nên một thời gian dài hạ tầng được Nhà nước đầu tư là đầu tư cho cây lúa, còn muốn trồng thứ khác hay nuôi tôm thì dân tự phát làm, Nhà nước không chú trọng đầu tư. 

“Thay thế cây lúa bằng gì? Cây mía bằng cây gì? Vùng đất lúa không có năng suất cao thì thay bằng gì? Những cái này cần phải tính toán trong một quy hoạch tạm” – ông Xuân gợi ý.

Đồng bằng sông Cửu Long: Giảm lúa thì trồng cây gì, nuôi con gì? - Ảnh 2.

Nhiều chuyên gia, nhà quản lý thảo luận nhưng bài toán “trồng cây gì, nuôi con gì” chưa có đáp án cụ thể – Ảnh: CHÍ QUỐC

 

Ông Đặng Kiều Nhân – viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường đại học Cần Thơ – cho rằng câu chuyện giảm diện tích sản xuất lúa ở ĐBSCL đã có nhiều chương trình lớn, nhiều nhóm nghiên cứu từ năm 2011-2012 và đã ra báo cáo. Các viện nghiên cứu, trường đại học trong nước cũng như các đối tác ở Hà Lan, Nhật Bản, Đức, các tổ chức khác… đều có nghiên cứu như vậy.

Ông Nhân đề xuất giờ là lúc những đơn vị kể trên cần ngồi lại để xem một cách tổng quan cái gì từ những báo cáo này còn sử dụng được, cái gì cần phải thay đổi để áp dụng vào thực tế hiện nay.

 

 

CHÍ QUỐC