11/01/2025

Cấp tốc ‘giải cứu’ điện sạch

Đến nay, Ninh Thuận có 18 dự án chính thức đưa vào vận hành thương mại với tổng công suất 1.180 MW. Trong đó, có 15 dự án điện mặt trời, công suất 1.063 MW và 3 dự án điện gió, công suất 117 MW.

 

Cấp tốc ‘giải cứu’ điện sạch

Đến nay, Ninh Thuận có 18 dự án chính thức đưa vào vận hành thương mại với tổng công suất 1.180 MW. Trong đó, có 15 dự án điện mặt trời, công suất 1.063 MW và 3 dự án điện gió, công suất 117 MW.


 
 
 

Các dự án điện gió, điện mặt trời tại Ninh Thuận, Bình Thuận đang giảm phát chủ yếu do lưới phân phối (110 kV) không thể đưa điện lên đường dây truyền tải (220 - 500 kV) /// Ảnh: Chí Hiếu

Các dự án điện gió, điện mặt trời tại Ninh Thuận, Bình Thuận đang giảm phát chủ yếu do lưới phân phối (110 kV) không thể đưa điện lên đường dây truyền tải (220 – 500 kV)   Ảnh: Chí Hiếu

 

 
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho phép bổ sung hàng loạt dự án công trình lưới điện vào quy hoạch để giải tỏa công suất các dự án điện gió, điện mặt trời tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận.

“Không đẩy nhanh thì thiệt hại nữa”

Bộ Công thương kiến nghị điều chỉnh công suất trạm Phước Thái từ 2 x 125 MVA cấp điện áp 22/220 kV thành 1×125 MVA cấp điện áp 220/22 kV và 2 x 250 MVA cấp điện áp 220/110 kV. Bộ Công thương cũng kiến nghị bổ sung Trạm biến áp Vĩnh Hảo, quy mô 2 x 250 MVA, phấn đấu vận hành năm 2020 và đấu nối với đường dây 220 kV mạch kép, chuyển tiếp trên đường dây 220 kV Phan Rí – Vĩnh Tân với tiết diện đồng bộ đường dây 220 kV.

Ông Phạm Văn Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho rằng việc giải tỏa để có thêm nguồn điện là hết sức cấp thiết. “Chúng tôi biết Bộ Công thương, Tập đoàn điện lực (EVN) cũng đã rất tập trung tháo gỡ, nhưng nếu không đẩy nhanh thì sẽ thiệt hại nữa và chúng tôi không coi đây là việc của riêng ngành điện, ngành công thương, mà địa phương cũng phải sẵn sàng. Thực tế là chúng tôi đã dành ra quỹ đất lên đến 36 ha để chuẩn bị cho các dự án truyền tải điện”, ông Hậu nói, và biết thêm Thủ tướng đã đồng ý cho tỉnh phát triển 2.000 MW điện mặt trời đến năm 2020. Đến nay, Ninh Thuận đã có 18 dự án chính thức đưa vào vận hành thương mại với tổng công suất 1.180 MW. Trong đó, có 15 dự án điện mặt trời, công suất 1.063 MW và 3 dự án điện gió, công suất 117 MW.

Số liệu cập nhật của Công ty CP tư vấn xây dựng điện 4 (PECC4) đến tháng 11.2019 cho thấy, cả Ninh Thuận và Bình Thuận có tới 2.100 MW điện tái tạo vào vận hành, chiếm một nửa công suất các dự án điện tái tạo của cả nước. Chưa kể, có tới hàng nghìn MW điện mặt trời đã ký hợp đồng mua bán điện hay đã được bổ sung quy hoạch, chờ triển khai. Trong khi đó, tại Quy hoạch điện VII và điện VII điều chỉnh, công suất các nhà máy năng lượng tái tạo đến năm 2020 của cả nước vẫn chỉ đặt ra ở con số rất thấp là 2.060 MW. Như vậy, chỉ tính riêng Ninh Thuận, các dự án điện mặt trời đã vượt quy hoạch cho cả nước.
 
Tuy nhiên, ông Lê Cao Quyền, Phó tổng giám đốc PECC4, khẳng định việc quá tải, phải giảm phát điện gió, điện mặt trời còn 30 – 40% là do đường dây ở lưới điện phân phối (110 kV), còn lưới truyền tải chưa bị ảnh hưởng, vẫn đáp ứng đủ nhu cầu truyền tải.

“Truyền tải đang dư sức nhưng phải lo xa”

Trực tiếp đi khảo sát, kiểm tra thực tế hàng loạt công trình trạm biến áp, lưới truyền tải ở Ninh Thuận, Khánh Hòa, ông Đặng Phan Tường, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), khẳng định đến lúc này, lưới truyền tải không hề làm giảm công suất phát của nhà máy điện năng lượng tái tạo. “Nhiều dự án truyền tải chúng ta còn thực hiện vượt kế hoạch đề ra. Hàng loạt đường dây, trạm biến áp chúng tôi còn đang non tải, thậm chí còn dư tới hơn một nửa khả năng”, ông Tường nhấn mạnh, và dẫn chứng tại điểm nóng Ninh Thuận, Trạm biến áp Tháp Chàm có thể tiếp nhận, giải tỏa trên 200 MW, nhưng hiện mới tiếp nhận khoảng 70 MW, tức mới đạt 30% công suất. Ngoài ra, rất nhiều dự án giải tỏa công suất điện mặt trời, điện gió mà EVNNPT được giao triển khai đều đang vượt tiến độ, như trạm Tháp Chàm vừa đóng điện trước kế hoạch đến 1 năm; trạm Phan Rí sẽ về đích trước 3 tháng, dự kiến xong trong năm 2019; trạm Hàm Tân nâng công suất cũng vừa về đích trước 2 tháng.
 
Tuy nhiên, ông Tường cũng lưu ý các đơn vị truyền tải phải chủ động nắm tình hình để giải tỏa công suất các nhà máy năng lượng tái tạo, trong đó phải tính đến các nhà máy điện sắp vào vận hành, đảm bảo khi lưới phân phối 110 kV cải thiện được, đẩy lên lưới truyền tải thì không bị quá tải.
 
Giải thích rõ hơn về việc quá tải lưới điện ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, đại diện EVN cho biết thêm, thực tế, điện từ đường dây 110 kV chạy lên đường dây truyền tải 220 kV, rồi chạy lên đường dây 500 kV đi nơi khác. “Đúng là hiện nay việc quá tải là ở đường dây 110 kV, chưa quá tải đường dây truyền tải 220 kV và 550 kV. Nhưng khi giải quyết được việc quá tải ở đường dây 110 kV, thì nguy cơ sẽ xảy ra quá tải đường dây truyền tải. Vì thế, EVN đã thúc các đơn vị cải tạo hệ thống đường dây 110 kV ở Ninh Thuận, Bình Thuận, đồng thời đẩy mạnh đầu tư các dự án lưới điện trong giai đoạn đến năm 2025 theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh và đã có văn bản báo cáo Bộ Công thương”, ông Tường nói.
 
Trong khi đó, lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, cho hay cuối tuần qua, Bộ Công thương đã chính thức kiến nghị với Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh, bổ sung hàng loạt dự án cả lưới phân phối lẫn truyền tải, theo báo cáo trước đó của ngành điện.
 
Cùng với đó, Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng giao Bộ xem xét, bổ sung quy hoạch các đường dây 110 kV Phước Thái – Phước Hữu và Phước Thái – Phước Hữu ĐL 1, với các đặc tính kỹ thuật và tiến độ đồng bộ với trạm 220 kV Phước Thái.
 
 
 
CHÍ HIẾU