09/01/2025

Việt Nam sẽ chỉ chọn nhà thầu trong nước thực hiện cao tốc Bắc – Nam

Việt Nam sẽ không đấu thầu quốc tế với 8 dự án thành phần của cao tốc Bắc -Nam do lo ngại về an ninh – quốc phòng và mức độ quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế không lớn.

 

Việt Nam sẽ chỉ chọn nhà thầu trong nước thực hiện cao tốc Bắc – Nam

Việt Nam sẽ không đấu thầu quốc tế với 8 dự án thành phần của cao tốc Bắc -Nam do lo ngại về an ninh - quốc phòng và mức độ quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế không lớn.

 
 
 

Thứ trưởng Bộ Giao thộng vận tải Nguyễn Ngọc Đông /// Ảnh BGP

Thứ trưởng Bộ Giao thộng vận tải Nguyễn Ngọc Đông   Ảnh BGP

 

 
Sáng 24.9, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã chính thức phát đi thông tin cho biết, sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan, Bộ đã chính thức lựa chọn chỉ đấu thầu trong nước với 8 dự án thành phần dự kiến đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) của cao tốc Bắc – Nam phía đông.
 
Theo ông Đông, đây là dự án lớn, quan trọng và nhận được sự quan tâm của cả xã hội, cả hệ thống chính trị trong và ngoài nước.
 
Dự án đã được Quốc hội thông qua, dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2017 – 2020 11 dự án thành phần với chiều dài 654 cây số, tổng vốn đầu tư hơn 100.000 tỉ đồng, trong đó 3 dự án đầu tư công (những đoạn không hấp dẫn với nhà đầu tư) và 8 dự án BOT.
 
Tuy mốc 2020 đang đến gần, nhưng theo ông Nguyễn Ngọc Đông, sau khi Bộ Giao thông vận tải “quyết liệt chỉ đạo trong 2 năm qua”, thì hiện mới cơ bản xong cọc mốc để các địa phương triển khai giải phóng mặt bằng.
 
Ngày 16.9 vừa qua, Thủ tướng đã phát động khởi công dự án đầu tư công đầu tiên (đoạn Cam Lộ – La Sơn trên địa bàn Huế và Quảng Trị); đoạn Cao Bồ (Nam Định) – Mai Sơn (Ninh Bình) dự kiến khởi công trong tháng 10 tới, còn cầu Mỹ Thuận 2 sẽ khởi công vào 2020.
 
8 dự án BOT hiện vẫn đang ở giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư, nhưng đã tốn không ít giấy mực suốt thời gian qua, vì thông tin chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đầu tư.
 
Theo ông Đông, 8 dự án này đã được mời thầu quốc tế rộng rãi để chọn nhà đầu tư, thực hiện theo quy định của luật Đấu thầu.
 
Đến tháng 7.2019, tất cả các ban quản lý dự án đã nhận được 60 hồ sơ của các ứng viên trong và ngoài nước. Qua đánh giá, có 4 dự án không có nhà đầu tư tham gia, 2 dự án chỉ có 1 nhà đầu tư tham gia và 2 dự án còn lại có 2 – 3 nhà đầu tư tham gia, trong đó có 1 số nhà đầu tư trong nước liên danh với nước ngoài.
 
“Với số lượng hồ sơ nhận được như trên, chúng tôi đánh giá là các dự án này chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, cạnh tranh không lớn. Xét bối cảnh quốc tế rất phức tạp, cân nhắc khả năng cũng như phát huy nội lực của doanh nghiệp trong nước, chúng tôi có báo cáo với các cơ quan khác nhau, thống nhất đấu thầu cạnh tranh trong nước để lựa chọn nhà đầu tư trong nước”, ông Đông nói.
 
Theo ông Đông, quyết định này đến từ việc cân nhắc 2 yếu tố: vấn đề an ninh quốc phòng của tuyến đường huyết mạch Bắc – Nam và việc các nhà đầu tư nước ngoài cũng không quá quan tâm đến dự án này (đến nay chỉ có các nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm).
 
“Tính cạnh tranh (của đấu thầu quốc tế) không cao, rất ít nhà đầu tư nước ngoài tham gia ở đây, nên để phát huy nội lực thì (chúng tôi) lựa chọn như vậy”, ông Đông nói và cho rằng luật pháp cũng cho phép chủ đầu tư cân nhắc các yếu tố an ninh – quốc phòng khi tổ chức đấu thầu.
 
Được biết, hiện Bộ Giao thông vận tải đã thông báo với các Ban Quản lý dự án để thông báo cho các nhà đầu tư.
 
Bộ Giao thông vận tải dự án sẽ kết thúc sơ tuyển các nhà đầu tư trong nước và tổ chức đấu thầu vào khoảng tháng 3.2020 để có thể triển khai các dự án.
 
 
 
VŨ HÂN