Báo động thừa cân, béo phì gia tăng chóng mặt, cách giúp kiểm soát cân nặng

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, tỉ lệ người mắc béo phì, thừa cân đang tăng nhanh đến mức chóng mặt ở khu vực Đông Nam Á, trong đó dẫn đầu về tốc độ là Việt Nam.

Báo động thừa cân, béo phì gia tăng chóng mặt, cách giúp kiểm soát cân nặng 

 

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, tỉ lệ người mắc béo phì, thừa cân đang tăng nhanh đến mức chóng mặt ở khu vực Đông Nam Á, trong đó dẫn đầu về tốc độ là Việt Nam.

“Béo phì gây nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường. Đây là 2 trong 4 bệnh hiểm nghèo (cùng với bệnh ung thư và hô hấp) gây ra 76% tỉ lệ tử vong chung ở Việt Nam” – PGS. Lâm nói.

Chia sẻ tại hội thảo khoa học Ứng dụng thành công phương pháp Keto trong sản xuất viên sủi hỗ trợ giảm béo, PGS. Lâm còn đưa ra cảnh báo về các mối nguy hại của thừa cân, béo phì gây ra như ảnh hưởng tâm lý, bệnh xương khớp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tiêu hoá, hô hấp, suy giảm trí nhớ, rối loạn nội tiết, nguy cơ ung thư…

Theo chuyên gia dinh dưỡng, dấu hiệu dễ nhận thấy của béo phì là gia tăng trọng lượng và tích tụ mỡ khắp cơ thể, đặc biệt tại vùng eo, bụng, đùi… Các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này phải kể đến chế độ ăn uống không lành mạnh; lười vận động; sử dụng nhiều chất kích thích, rượu bia; căng thẳng, stress thường xuyên; bệnh rối loạn hoocmon, di truyền…

Thực tế cuộc sống hiện nay, nhiều người dân có khẩu phần ăn dư thừa và thói quen dinh dưỡng không hợp lý. Chế độ ăn giàu lipid hoặc có đậm độ nhiệt cao dẫn đến béo phì. Khi vào cơ thể, các chất protid, lipid, glucid dễ trở thành chất béo dự trữ. Những thức ăn có hàm lượng mỡ cao có vẻ làm ngon miệng khiến chúng ta ăn nhiều, dễ ăn thừa. Trong khi đó, đa số người Việt có hoạt động thể lực kém, lười tập luyện thể dục thể thao khiến cho thừa cân, béo phì là vấn đề đáng ngại.

bao-dong-thua-can-beo-phi-gia-tang-chong-mat-cach-giup-kiem-soat-can-nang-1PGS.TS Nguyễn Thị Lâm tư vấn cách giúp kiểm soát thừa cân, béo phì.

Duy trì chế độ ăn và vận động hợp lý

Để phòng ngừa và kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm tư vấn, cần duy trì chế độ ăn lành mạnh và tăng cường vận động thể lực, ít nhất 30 phút/ngày, giữ lối sống năng động.

Nên tránh tất cả các thực phẩm có nhiều chất béo, nhiều cholesterol. Tăng cường sử dụng gluxit có nhiều chất xơ như bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ… Cần chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất.

“Tăng cường rau xanh 400g/ngày, quả chín 100-300g/ngày. Hạn chế muối ăn nên < 5g/ngày. Nếu có bệnh tăng huyết áp chỉ nên dùng 2-4g/ngày. Nên tránh các thức ăn giàu năng lượng như đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt, chocolate, nước ngọt…”- PGS. Lâm tư vấn.

Hiện nay, nhiều chị em có trào lưu ăn keto (Ketogenic) – đây là phương pháp giảm cân nhờ vào chế độ ăn kiêng làm giảm thiểu lượng carb trong cơ thể, chuyển hoá chất béo thành ketone và thải ra qua đường nước tiểu. Phương pháp này được áp dụng nhiều ở Nhật và đang rất được ưa chuộng. Song, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi áp dụng các phương pháp giảm béo vì nếu nhịn ăn để giảm cân thì cơ thể dễ duy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, suy sụp nhanh. Trong khi nếu dùng các thuốc giảm cân thần tốc, không rõ nguồn gốc dễ dẫn đến giảm cân do mất nước, giảm khối cơ, rối loạn điện giải và nước…

bao-dong-thua-can-beo-phi-gia-tang-chong-mat-cach-giup-kiem-soat-can-nang-2Báo động tình trạng thừa cân, béo phì ở nước ta. Ảnh minh hoạ.

Cẩn trọng với các sản phẩm chống béo phì

GS.TS Đào Văn Phan – Nguyên Trưởng Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: Hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều loại thực phẩm chức năng giảm cân dạng viên, bột, cao, sâm, nước, trà… thậm chí có cả thuốc tiêm. Tuy nhiên tác dụng của những sản phẩm này rất khó kiểm chứng bởi hầu hết các sản phẩm giảm cân đều có nguồn gốc nhập ngoại, bày bán tràn lan trên thị trường với mức giá khá cao, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý mà đến tay người tiêu dùng chưa chắc đã đảm bảo chất lượng.

Trên thế giới, nhiều nước đã cảnh báo nhiều loại thực phẩm chức năng giảm cân gọi là thảo dược nhưng có chứa thuốc chống béo phì như những loại nguy hiểm đã bị cấm (fenfluramine, sibutramine, phenolphtalein) hoặc chứa thuốc đông y có thể gây tai biến là ma hoàng (ephedra).

Theo GS. Phan, hiện nay việc nghiên cứu sản phẩm giảm béo có chứa các thành phần tự nhiên chiết xuất trà đen, trà xanh, trà trắng, cao lá sen, glucomannan (là một chất xơ tự nhiên hoà tan trong nước), vitamin C… tạo ra bước tiến mới trong hỗ trợ tăng cường chuyển hoá chất béo, hỗ trợ giảm béo. Ở dạng sủi tan hoàn toàn trong nước sẽ giúp hấp thu nhanh hơn khi vào cơ thể, hỗ trợ giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể và giảm quá trình chuyển hoá của carbs thành chất béo.

Đặc biệt, vitamin C cần thiết cho quá trình chuyển hoá chất béo, oxy hoá, trao đổi chất tránh tồn đọng năng lượng, tiêu đốt các mô mỡ, có vai trò thúc đẩy sự chuyển hoá cholesterol trong gan, biến thành chất hoà tan trong mật. Dùng vitamin C sau khi vận động, cơ thể sẽ lấy năng lượng từ chất béo nhiều hơn, do vậy cơ thể sẽ săn chắc hơn.

 

Theo Kết quả điều tra thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở người Việt Nam 25- 64 tuổi thuộc đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, thực hiện từ tháng 9/2005-9/2006 cho thấy thừa cân, béo phì đang gia tăng và trở thành một vấn đề sức khoẻ ở Việt Nam. Kết quả điều tra dinh dưỡng trên 17,213 đối tượng tuổi từ 25-64 tại 64 tỉnh/thành phố đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì (BMI > 23) là 16,3%, trong đó tỷ lệ tiền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4%. Tỷ lệ thừa cân/ béo phì đang gia tăng theo tuổi, nữ giới cao hơn so với nam giới, ở thành thị cao hơn so với ở nông thôn (32,5% và 13,8%).