11/01/2025

Nhịp sống Sài Gòn vừa nhớ vừa thương…

Những người từng sống và yêu Sài Gòn gặp lại rất nhiều những kỷ niệm xưa: tiệm phở Dậu, bánh mì Hoà Mã, cà phê bít tất Cheo Leo, thương xá Tax, nhà may Thiện Thưởng… Hết thảy đều tồn tại theo kiểu độc bản và có trên 60 năm tuổi đời, tuổi nghề…

 

Nhịp sống Sài Gòn vừa nhớ vừa thương…

Những người từng sống và yêu Sài Gòn gặp lại rất nhiều những kỷ niệm xưa: tiệm phở Dậu, bánh mì Hoà Mã, cà phê bít tất Cheo Leo, thương xá Tax, nhà may Thiện Thưởng… Hết thảy đều tồn tại theo kiểu độc bản và có trên 60 năm tuổi đời, tuổi nghề…
 
 
 
 

Nhịp sống Sài Gòn vừa nhớ vừa thương… - Ảnh 1.

Ảnh chụp năm 2018 của Trần Thế Phong

 

Sáng 14-9, nhà nhiếp ảnh Trần Thế Phong ra mắt cuộc triển lãm ảnh và sách ảnh có nhan đề Nhịp sống Sài Gòn tại nhà trưng bày Lê Bảo Minh (184 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.6, Q.3, TP.HCM).

Đây là cuộc trưng bày ảnh lần thứ 13 và quyển sách ảnh thứ 8 của Trần Thế Phong – cậu bé từng mưu sinh bằng nghề bán báo, đánh giày trên hè phố Sài Gòn 30 năm trước…

Để chọn ra 153 bức ảnh màu trưng bày trong Nhịp sống Sài Gòn, tác giả (sinh năm 1969 tại Sài Gòn) đã dành hơn 11 năm sáng tác (từ 2008 đến 2019).

Có lần, anh thầm lặng theo chân một gánh hàng rong tận bốn ngày liền để săn tìm, bấm được một khoảnh khắc ưng ý.

Được dẫn dắt theo trình tự thời gian từ sáng sớm đến tận đêm khuya, ở mỗi khuôn hình trong triển lãm, những người từng sống và yêu Sài Gòn gặp lại rất nhiều những kỷ niệm xưa: tiệm phở Dậu, bánh mì Hòa Mã, cà phê bít tất Cheo Leo, thương xá Tax, nhà may Thiện Thưởng… Hết thảy đều tồn tại theo kiểu độc bản và có trên 60 năm tuổi đời, tuổi nghề…

Nhịp sống Sài Gòn vừa nhớ vừa thương… - Ảnh 2.

Nhà may Thiện Thưởng (nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn những năm 1950, thế kỷ trước) – 2018 – Ảnh: TRẦN THẾ PHONG

 

Không chỉ ghi lại dấu ấn hoài niệm một thời của Sài Gòn muôn năm cũ, Nhịp sống Sài Gòn còn ghi nhận những đổi thay, chuyển biến của cảnh vật nơi đây sau hơn 40 năm thống nhất đất nước: Đường sách Nguyễn Văn Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, lễ cưới tập thể cho 100 đôi uyên ương dịp lễ Quốc khánh 2-9-2016…

Có cảm nhận ở mỗi bức ảnh, Trần Thế Phong không chỉ chú ý vào kỹ thuật thể hiện mà mỗi hình tượng đều mở ra nơi trái tim một ô cửa kỷ niệm, một ký ức bất chợt đang ùa về lúc thì đầy ắp vui sướng, khi lại man mác nỗi buồn…

Nhịp sống Sài Gòn vừa nhớ vừa thương… - Ảnh 3.

Buổi sớm trên khu phố Tây – 2016 – Ảnh: TRẦN THẾ PHONG

 

Mỗi hình tượng trong Nhịp sống Sài Gòn giúp người xem có dịp chiêm nghiệm, sống chậm lại, nhìn lại thành phố, nhìn lại chính mình để thấy rõ phẩm chất “năng động – nhân ái – nghĩa tình” dường như đã thấm đẫm trong mỗi con người Sài Gòn qua các phong trào điển hình: “Xóa đói giảm nghèo”, “Người tốt – việc tốt”, “Mái ấm tình thương”, “Tiếp sức mùa thi”, “Vì nụ cười trẻ thơ”, “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ”, “Góp đá xây Trường Sa”…

Nhịp sống Sài Gòn là một triển lãm trong ngần và dạt dào cảm xúc như vậy…

Nhịp sống Sài Gòn vừa nhớ vừa thương… - Ảnh 4.

Bình trà đá nghĩa tình (2016) – Ảnh: TRẦN THẾ PHONG

 

Trong hơn 30 năm cầm máy ảnh, phần lớn các tác phẩm được huy chương, giải thưởng của Thế Phong ở cả hai lĩnh vực ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật đều lấy nguồn cảm hứng và khai thác chất liệu gắn liền với sinh hoạt của người Sài Gòn và địa danh Sài Gòn…

Nhịp sống Sài Gòn vừa nhớ vừa thương… - Ảnh 6.

Ông Dương Văn Ngộ (89 tuổi, người viết thư trên 30 năm tại Bưu điện Sài Gòn) – 2019

Nhịp sống Sài Gòn vừa nhớ vừa thương… - Ảnh 7.

Chùa Ngọc Hoàng (được Tổng thống Mỹ đến thăm) – 2016

Nhịp sống Sài Gòn vừa nhớ vừa thương… - Ảnh 8.

Lễ cưới tập thể 100 uyên ương dịp Quốc Khánh 2-9-2016

Nhịp sống Sài Gòn vừa nhớ vừa thương… - Ảnh 9.

Bìa sách Nhịp sống Sài Gòn của Trần Thế Phong

 

LÊ XUÂN THĂNG