08/01/2025

Tập Pháp luân công không phải là phương pháp trị ung thư

Hai năm sau khi từ chối điều trị ung thư vú, bệnh nhân nữ 61 tuổi phải tái nhập viện do khối u vú quá to và di căn.

 

Tập Pháp luân công không phải là phương pháp trị ung thư

Hai năm sau khi từ chối điều trị ung thư vú, bệnh nhân nữ 61 tuổi phải tái nhập viện do khối u vú quá to và di căn.
 
 
 
 
 

Nên kiểm tra định kỳ tuyến vú, nhất là phụ nữ tuổi ngoài 40 nên tầm soát ung thư vú 6 tháng/lần  /// Ảnh: Shutterstock

Nên kiểm tra định kỳ tuyến vú, nhất là phụ nữ tuổi ngoài 40 nên tầm soát ung thư vú 6 tháng/lần    Ảnh: Shutterstock

 

 

“Đụng dao kéo” làm ung thư di căn nhanh hơn?

Tháng 8.2017, bệnh nhân (BN) Nguyễn Thị T.T (ở Hà Nội) được chẩn đoán ung thư (UT) vú trái, có chỉ định điều trị với phác đồ truyền hoá chất. Sau khi điều trị hóa chất, BN đáp ứng thuốc tốt. Đầu năm 2018, bác sĩ chỉ định và tư vấnBN phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú và nạo vét hạch nách theo phác đồ.
 
“Khi đó, nghĩ rằng phẫu thuật, đụng dao kéo khiến UT lan nhanh hơn nên tôi không mổ mà về tập pháp luân công, kết hợp năng lực nhà ngoại cảm và sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh với hy vọng khối u nhỏ lại. Tuy nhiên, khối u ở vú dần to lên và gần đây thì to rất nhanh, sức khỏe suy yếu, sụt mất 8 kg nên tôi trở lại Bệnh viện (BV) K”, bà T. cho biết.

Người bệnh nên tin tưởng và thực hiện theo phác đồ điều trị UT của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc nam, đắp lá, tập pháp luân công, thực dưỡng, hay sử dụng thực phẩm chức năng không phải là phương pháp khoa học có tác dụng điều trị UT.

Việc tự ý điều trị sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc, tiền mất tật mang, khiến người bệnh bỏ lỡ “giai đoạn vàng” của việc điều trị, UT sẽ phát triển đến giai đoạn muộn dẫn tới việc điều trị khó khăn hoặc không thể điều trị.

Tiến sĩ – bác sĩ Lê Hồng Quang (Trưởng khoa Ngoại vú -  BV K T.Ư, Hà Nội)

Nhập viện lần này trong tình trạng khối u sưng gồ khoảng hơn 10 cm, BN gần như chỉ làm mọi thứ bằng tay phải vì tay trái luôn phải giữ để áo không chạm vào khối u gây đau đớn.
 
“U vú trái đã to với kích thước 8 x 12 cm xâm nhiễm da, dính cơ ngực, sưng tấy đỏ, lở loét, chảy dịch hôi, chảy máu và có thể vỡ bất kỳ lúc nào”, tiến sĩ – bác sĩ Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú – BV K T.Ư (Hà Nội), thông tin.
 
Ngày 21.8, BN T. đã được các bác sĩ Khoa Ngoại vú – BV K T.Ư phẫu thuật, loại bỏ hoàn toàn khối u kích thước lớn, cắt toàn bộ tuyến vú và một phần cơ ngực, vét hạch nách. TS-BS Lê Hồng Quang cho biết: “Các bác sĩ sẽ đánh giá lại tình hình sức khỏe của BN sau phẫu thuật để tiếp tục đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất”.

Từ chối phẫu thuật bỏ lỡ cơ hội điều trị

Các bác sĩ chia sẻ, trường hợp BN T. là vô cùng đáng tiếc, đầu năm 2018 sau khiđiều trị hóa chất xong, bệnh đáp ứng tốt, nếu tuân thủ phác đồ điều trị và phẫu thuật thì cơ hội ổn định rất cao. Từ chối phẫu thuật sớm đã bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh.
 
GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K T.Ư, lưu ý thêm: Hiện nay phương pháp điều trị UT có 4 nhóm chính (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích). Trong đó, điều trị phẫu thuật chỉ định cho UT giai đoạn khu trú. Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị triệt căn UT giai đoạn sớm. Tùy giai đoạn, kích thước, thể trạng BN, các bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật hay hóa, xạ trị phù hợp. Không phải “đụng dao kéo” là khiến UT di căn nhanh.
 
Để phát hiện sớm UT vú, bác sĩ Lê Hồng Quang khuyến cáo ngay cả người trẻ cũng nên khám, kiểm tra định kỳ tuyến vú. Hằng tháng có thể kiểm tra ngay tại nhà sau sạch kinh 3 – 5 ngày bằng cách tự sờ nắn, khi thấy bất thường, đau tức vú, có hạch ở nách, vú thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra. Riêng đối với những trường hợp, trong gia đình có tiền sử người thân bị các bệnh UT thì nên tầm soát UT vú định kỳ, nhất là phụ nữ ở tuổi ngoài 40 nên tầm soát UT vú 6 tháng/lần.
 
 
 
NAM SƠN