07/01/2025

Ăn 2 bữa mỗi ngày có thể là tốt nhất cho sức khoẻ?

Một nhà nghiên cứu ung thư nghiên cứu về việc nhịn ăn gián đoạn cho biết ăn 2 bữa mỗi ngày có thể là công thức lý tưởng cho sức khoẻ lâu dài.

 

Ăn 2 bữa mỗi ngày có thể là tốt nhất cho sức khoẻ?

Một nhà nghiên cứu ung thư nghiên cứu về việc nhịn ăn gián đoạn cho biết ăn 2 bữa mỗi ngày có thể là công thức lý tưởng cho sức kho lâu dài.




 
 

 /// ShutterStock

 

ShutterStock
 
 

 
Các nhà nghiên cứu đã biết từ lâu rằng việc hạn chế calo mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ.
Một công trình đang nghiên cứu nhằm khám phá lý do tại sao nhịn ăn lại tốt cho cơ thể.

Vì sao nhịn ăn lại tốt cho sức khoẻ?

Nhà nghiên cứu ung thư, tiến sĩ Miriam Merad, từ Trường Y khoa Mount Sinai ở New York (Mỹ), vừa công bố một nghiên cứu cho thấy những người nhịn ăn 19 giờ trong một ngày đã làm giảm đáng kể số lượng tế bào viêm lưu hành trong máu. Đây là những tế bào tích tụ trong mô mỡ và góp phần gây bệnh, theo Insider.
 
Khi bà Miriam Merad về nhà kể cho chồng nghe về kết quả mới phát hiện về “việc nhịn ăn có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một số bệnh mạn tính chết người” như thế nào, chồng bà ấn tượng đến nỗi ông quyết định chỉ ăn 2 bữa mỗi ngày.
 
Bà cũng bắt đầu chuyển sang ăn tối sớm hơn.
Bà cho biết: Chế độ ăn uống hiện đại với việc ăn liên tục làm cho các tế bào hệ thống miễn dịch hoạt động quá nhiều giờ và không tốt cho sức khoẻ lâu dài. “Thật vậy, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn có thời gian để tiêu hóa”, bà Miriam Merad nói.
 
Một nghiên cứu nhỏ nhưng mới lạ, được công bố trên tạp chí Cell, cho thấy việc nhịn ăn có thể mang lại lợi ích tích cực ở cấp độ tế bào cho người khoẻ mạnh.

Nhịn ăn gián đoạn giúp ngăn ngừa viêm trong cơ thể

Bằng cách kiểm tra máu của 12 người trưởng thành khoẻ mạnh, đã nhịn ăn trong 19 giờ, bà Merad và nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc nhịn ăn thường xuyên giúp cho các tế bào bạch cầu đơn nhân viêm đã ngừng hoạt động. Những tế bào này tích tụ trong các mô mỡ và góp phần gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh tim.
 
Khi ăn đầy đủ mỗi ngày, các tế bào đơn nhân viêm sẽ hoạt động quá mức trong cơ thể, gây ra các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề về gan.
 
Bỏ qua một vài bữa ăn với việc nhịn ăn gián đoạn cũng có thể giúp mọi người tránh được các bệnh này, từ đó, sống lâu hơn, sống khoẻ hơn.
 
Nghiên cứu, mặc dù sơ khởi, đã cho thấy những người nhịn ăn hoặc hạn chế calo, có thể gặp ít vấn đề về tim hơn, mức cholesterol tốt hơn, nguy cơ đột quỵ thấp hơn và ít mắc bệnh tiểu đường hơn, theo Insider.
 
Bà cũng cảnh báo rằng bất cứ ai muốn thử một thói quen nhịn ăn mới nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu.
 
Bà nói: “Chúng ta cần phải ăn. Nhưng sự thật là có lẽ chúng ta đang ăn quá nhiều, quá thường xuyên”.
 
Tiến sĩ Miriam Merad nói rằng điều quan trọng là phải phân biệt giữa nhịn ăn và đói, đói có thể gây tổn thương não lâu dài hoặc thậm chí gây tử vong.
 
Bệnh nhân tiểu đường – đặc biệt nhạy cảm với mức glucose và phụ nữ mang thai, không nên nhịn ăn.
 
Tiến sĩ Miriam Merad cho biết việc nhịn ăn kéo dài quá lâu sẽ phá huỷ hệ thống miễn dịch, cơ thể sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, nhịn ăn không dễ thực hiện. Điều quan trọng là nhịn ăn nhưng không thể để cơ thể bị đói, theo Insider.
 
Ngoài ra, mặc dù việc ăn uống gây căng thẳng thêm cho đường ruột, nhưng việc không ăn trong thời gian dài đòi hỏi rất nhiều ý chí và cũng có thể dẫn đến việc giải phóng hoóc môn gây căng thẳng.
 
Nghiên cứu cũng cho thấy các tế bào đơn nhân – là tế bào góp phần gây ra các bệnh mạn tính như tiểu đường và bệnh tim, hoạt động mạnh mẽ nhất khi ăn nhiều đường. Điều này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy quá nhiều đường gây nguy hiểm cho con người.
 
Như vậy, có lẽ ăn hai lần một ngày là đã đủ và có lợi nhất cho sức khoẻ, theo Insider.
 
 
 
THIÊN LAN