26/11/2024

Tìm cơ hội từ thương chiến Mỹ – Trung

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu. Vì vậy các doanh nghiệp đều quan tâm, tham dự rất đông ở cả hai hội thảo xoay quanh vấn đề này cùng diễn ra hôm qua 6.9 tại TP.HCM.

 

Tìm cơ hội từ thương chiến Mỹ – Trung

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu. Vì vậy các doanh nghiệp đều quan tâm, tham dự rất đông ở cả hai hội thảo xoay quanh vấn đề này cùng diễn ra hôm qua 6.9 tại TP.HCM.

 
 
 
 

Nhiều sản phẩm xuất khẩu của VN vẫn gặp khó  /// Ảnh: Linh Linh

Nhiều sản phẩm xuất khẩu của VN vẫn gặp khó   Ảnh: Linh Linh

 

 

Không dễ hưởng lợi

Phát biểu tại Diễn đàn thương mại Việt Nam – Mỹ 2019, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhận định VN đã có bước nhảy vọt từ vị trí thứ 12 trong năm 2018 lên vị trí thứ 9 ngay đầu năm 2019 trong danh sách các nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ và trở thành thị trường lớn thứ 27, đối tác thương mại lớn thứ 16 của nước này.

Khi xung đột thương mại diễn ra, buộc các tập đoàn quốc tế lớn, trong đó có Mỹ phải xem xét lại chiến lược nguồn cung của mình. Vì vậy, nhiều quốc gia có năng lực cung ứng tốt có cơ hội tự nhiên để mở rộng đầu tư, sản xuất và xuất khẩu. VN cũng có thể tận dụng cơ hội này.

Đây là một cơ hội nhưng cũng thách thức rất lớn trong cả ngắn hạn và dài hạn

Bà Virginia Foote, Phó chủ tịch Amcham Hà Nội, đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp VN

 
Đồng quan điểm, bà Mary Tarnowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ (Amcham) tại VN, nhận xét xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tạo ra cơ hội cho VN khi các tập đoàn phải đa dạng hóa nguồn cung thay thế cho hàng hóa từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp (DN) cũng có thể phải chuyển dịch các dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang VN và Amcham đang chào đón cơ hội này. Tuy nhiên, năng lực cung ứng của DN và những vướng mắc về hạ tầng… phải được cải thiện để đáp ứng được nhu cầu dịch chuyển này.
 
Thế nhưng theo bà Virginia Foote, Phó chủ tịch Amcham Hà Nội, đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp VN (VBF), cho rằng DN không nên quan tâm nhiều về chính sách thuế quan vì thương chiến còn rất nhiều vấn đề khác. Thuế quan có ý nghĩa đơn giản là mang DN Mỹ quay trở lại nước này chứ không phải chuyển từ Trung Quốc đến VN hay một nước khác. Vì vậy, VN không phải là đối tượng hưởng lợi của cuộc chiến này.
 
“Chúng ta cần phải ý thức được điều đó và hết sức cẩn thận. Đừng chơi trò chơi đuổi bắt trong cuộc chiến thương mại và đừng nghĩ là tiền dễ kiếm. Hiện chính sách bảo hộ của VN vẫn còn nhiều. Tôi hy vọng VN sẽ không dính vào trong cái bẫy này giữa cuộc chơi của Trung Quốc và Mỹ về chính sách bảo hộ, vì đó là cái bẫy nguy hiểm. Đây là một cơ hội nhưng cũng thách thức rất lớn trong cả ngắn hạn và dài hạn. Có thể phát triển các lĩnh vực như nguồn năng lượng sạch, chuỗi cung ứng sử dụng nguồn năng lượng sạch… để thu hút đầu tư, quan tâm của tập đoàn Mỹ trong dài hạn”, bà Virginia Foote chia sẻ.

Mừng lo đan xen

Cơ hội và rủi ro kể từ sau khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng nổ đều đã tác động đến nhiều DN tại VN. Tại diễn đàn, bà Lê Hoa, Giám đốc quan hệ chính phủ Tập đoàn Cargil tại VN, chia sẻ rằng trước đây mỗi năm tập đoàn này nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ Mỹ khoảng 300.000 tấn để cung cấp cho DN tại VN sản xuất thép mạ kẽm và xuất khẩu sang Mỹ.
 
Nhưng hiện nay Mỹ áp thuế 25% thép từ VN xuất khẩu sang nước này khiến các DN sản xuất gặp khó. Từ đó lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng của Cargil cũng giảm khoảng 30% trong năm nay. Trong khi đó, việc Trung Quốc giảm nhập khẩu lúa mì và đỗ tương của Mỹ khiến nguồn cung có giá tốt hơn. Nhưng để nhập khẩu sản phẩm này về VN đang gặp nhiều quy định như về cỏ kế đồng trong các lô hàng nhập khẩu từ Mỹ và Canada. Vì vậy, Cargil nói riêng và nhiều DN nói chung lại chưa có cơ hội mua được nguồn nguyên liệu giá tốt so với trước.
 
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), dẫn việc trước đây VN xuất khẩu sợi trên 2 tỉ USD/năm vào Trung Quốc nhưng 8 tháng đầu năm nay giảm mạnh về sản lượng. Có nhiều nguyên nhân như nhân dân tệ bị phá giá, sợi của VN không cạnh tranh được với sản phẩm Trung Quốc hay đơn hàng của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ giảm nên các nhà sản xuất cũng giảm mua sợi từ VN…
 
Còn ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, cho biết DN ngành gỗ lại có cơ hội nhiều hơn nếu biết cách chọn được sản phẩm phù hợp với thị trường Mỹ vì sản phẩm đồ gỗ của VN có giá trung bình phù hợp với thị trường này hơn là EU. DN nên mở rộng sản xuất các mặt hàng để thay thế cho hàng Trung Quốc như đồ tủ bếp, đồ văn phòng…
 
Cùng ngày, phát biểu tại hội thảo “Chiến tranh thương mại leo thang: Mừng, lo của doanh nghiệp Việt” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại VN, khuyến cáo: DN Trung Quốc có thể thông đồng với một số DN VN đưa hàng vào VN rồi tìm cách xuất khẩu sang Mỹ; DN cũng có thể lợi dụng cơ chế tạm nhập tái xuất hoặc có thể gia công thêm một vài công đoạn đơn giản, không bảo đảm tiêu chuẩn quy tắc xuất xứ.
 
Đây là điều rất nguy hiểm, tạo cớ cho Mỹ đánh thuế bổ sung đối với hàng hoá của VN như vụ thép và nhôm. Vì vậy, các DN VN cần tích cực điều chỉnh cơ cấu thị trường theo hướng cân bằng hơn. VN nên giảm nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, nhất là các sản phẩm công nghệ cao để tăng nhập khẩu các sản phẩm này từ Mỹ.
 
Đồng thời các DN cần đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU, thay vì chỉ tập trung vào thị trường Mỹ. Song song đó, phải kiên quyết chống gian lận thương mại, bao gồm gian lận xuất xứ để tránh bị Mỹ và các đối tác thương mại trừng phạt.
 
 
 
MAI PHƯƠNG – THANH XUÂN