31/12/2024

Tài xế công nghệ: Nghề nhiều rủi ro, thiếu phúc lợi xã hội

Thị trường hiện có 11 ứng dụng xe công nghệ, song chỉ có duy nhất một hãng “tự nguyện” trang bị đầy đủ các loại bảo hiểm cho “nghề” tài xế.

 

Tài xế công nghệ: Nghề nhiều rủi ro, thiếu phúc lợi xã hội

Thị trường hiện có 11 ứng dụng xe công nghệ, song chỉ có duy nhất một hãng “tự nguyện” trang bị đầy đủ các loại bảo hiểm cho “nghề” tài xế.
 
 
 
 

 
 
Sau nhiều năm bùng nổ, thị trường gọi xe công nghệ đã lên tới 500 triệu USD. Giá trị tiềm năng của thị trường được dự báo sẽ lên đến 2 tỉ USD với ước tính hơn 300.000 người làm tài xế xe công nghệ.

Nghề nhiều rủi ro, thiếu phúc lợi xã hội

Thu nhập hàng chục triệu đồng, tự chủ thời gian, công việc không ràng buộc… là lời mời chào hấp dẫn của các ứng dụng xe nhằm hút “đối tác” tài xế công nghệ (TXCN). Song với các bác tài chạy trên 8 tiếng/ngày, thuật ngữ “đối tác” đồng nghĩa với việc không được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Đối với bảo hiểm tai nạn, phải đang trong chuyến xe mới được áp dụng.
 
Chạy xe công nghệ 3 năm, bác Minh (Hà Nội) cho biết: “Nếu chăm chỉ, thu nhập có thể lên tới 12-15 triệu đồng/tháng song rất vất vả. Để kiếm được chừng ấy, thì tôi phải chạy xe 10 tiếng/ngày, mọi cuốc xe chỉ 5.000 – 15.000 đồng. Vào những ngày trời nắng như đổ lửa, mệt đến mức nhiều khi tính bỏ nghề. Tôi không sợ khổ, chỉ sợ bệnh, rồi già chẳng chạy xe được, không có lương hưu, không biết sống sao”.
 
Theo các chuyên gia luật, vẫn còn khá lúng túng khi định nghĩa mối quan hệ lao động giữa các chủ ứng dụng xe công nghệ và TXCN. Luật Lao động năm 2012 còn bỏ ngỏ “khoảng trống” trong việc định danh các quan hệ lao động mới.
 
Hiện nay, chưa có chuẩn mực nghề nghiệp cũng như khung pháp lý rõ ràng quy định chế độ phúc lợi xã hội cho lực lượng lao động này. Nhiều TXCN đang làm việc với điều kiện bất lợi, thời gian làm việc trung bình 10-12 tiếng/ngày nhưng không hưởng tiền làm thêm, nghỉ không lương, không được đảm bảo về bảo hiểm… Hiện nay, thị trường với khoảng 11 ứng dụng xe công nghệ, song chỉ có duy nhất một hãng “tự nguyện” trang bị bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho tài xế.
 
Ít hãng xe hỗ trợ bảo hiểm cho tài xế
 

“Sinh sau đẻ muộn”, song ứng dụng gọi xe nội địa be của Be Group đăng ký kinh doanh là hãng vận tải ứng dụng công nghệ, tiên phong đóng bảo hiểm cho các bác tài. Ngoài ra, Be Group tài trợ 100% kinh phí mua gói bảo hiểm bổ sung beHealthcare với quyền lợi bảo vệ hơn 350 triệu đồng cho tài xế.
 
Ông Trần Thanh Hải – CEO Be Group tâm huyết khi khởi sự be là tiến tới và muốn xã hội công nhận TXCN là một nghề. Khi được chăm lo phúc lợi đàng hoàng trong khi làm việc và ngay cả khi về hưu, nghề TXCN sẽ được trân trọng thực sự.
 
Hành động chứ không nói suông, ứng dụng gọi xe be đang vận hành quỹ phúc lợi beCare với gói bảo hiểm tai nạn giao thông toàn diện (trong cuốc xe, đang trên đường đón khách và ngay cả khi tắt app) trị giá 100 triệu đồng, từ ngày 1.7.2019. Ngoài ra, các tài xế đủ điều kiện của “be” còn được hưởng thêm 2 gói bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ (ốm đau, bệnh tật, nội/ngoại trú, tử vong/thương tật), và bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
 
Bên cạnh đó, beAcademy (Học viện Đào tạo Đối tác Tài xế) cũng thường xuyên hợp tác với các đơn vị uy tín như BV Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Survival Skills Vietnam (SSVN), tổ chức tập huấn kiến thức về sức khoẻ cho tài xế. Ngoài ra, giải bóng đá “be Champions League 2019” dành cho tài xế cả 2 miền Bắc, Nam cũng được duy trì. Đây là hoạt động được đơn vị beCommunity thực hiện nhằm mang lại tinh thần thể thao, vui tươi, bổ ích, tăng tính giao lưu cho các tài xế; chương trình Quốc tế Phụ nữ 8.3, Tết Trung thu cũng được be thực hiện. Có thể thấy đây là những nỗ lực mà be tạo nên để tài xế của hãng có thêm sân chơi tinh thần.
 
Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Be Group, cho rằng tài xế công nghệ đang thiệt thòi khi về già hết tuổi lao động, không có bảo hiểm, hưu trí. Có thể con cháu chúng ta phải trả giá cho việc này trong tương lai và đã đến lúc xã hội nên nhìn nhận tài xế công nghệ là nghề nghiệp nghiêm túc.
 
Với những tài xế bỏ ra 8 tiếng mỗi ngày, thậm chí nhiều hơn để tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp và xã hội, “be” đang dần giúp họ hưởng quyền lợi nhiều hơn so mới mặt bằng chung và tiến gần đến việc công nhận tài xế xe công nghệ là một nghề, ông Hải nói

Với những tài xế bỏ ra 8 tiếng mỗi ngày, thậm chí nhiều hơn để tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp và xã hội, “be” đang dần giúp họ hưởng quyền lợi nhiều hơn so mới mặt bằng chung và tiến gần đến việc công nhận tài xế xe công nghệ là một nghề, ông Hải nói

 
 
Hướng tới mục tiêu chuyên nghiệp hóa nghề TXCN, be sẽ là đơn vị tiên phong, dự kiến đồng hành với Bộ LĐTB-XH kiến tạo những chuẩn mực chuyên nghiệp đầu tiên dành riêng cho nghề tài xế công nghệ. Khóa đào tạo đầu tiên các chuẩn mực chuyên nghiệp này sẽ được triển khai thông qua cuộc thi Tay Lái Vàng. Đây là những bước dự kiến đầu tiên của hãng xe be cùng Bộ LĐTB-XH với mong muốn công nhận nghề tài xế công nghệ là một nghề.
 
 
 
ANH DƯƠNG