28/12/2024

Đề án ‘thế trận camera’ của TP.HCM

Sau thời gian lấy ý kiến, Sở TT-TT TP.HCM trình UBND TP đề án hệ thống camera giám sát đô thị (giai đoạn 2019 – 2025) với số lượng ước tính 10.000 camera, tổng vốn đầu tư dự kiến 1.600 tỉ đồng.

 

Đề án ‘thế trận camera’ của TP.HCM

Sau thời gian lấy ý kiến, Sở TT-TT TP.HCM trình UBND TP đề án hệ thống camera giám sát đô thị (giai đoạn 2019 – 2025) với số lượng ước tính 10.000 camera, tổng vốn đầu tư dự kiến 1.600 tỉ đồng.
 
 
 
 

 ///  ảnh: Ngọc Dương - độc lập
ảnh: Ngọc Dương – độc lập
 
 

 
Trả lời Thanh Niên, người được giao chủ trì xây dựng đề án là ông Lê Quốc Cường, Phó giám đốc Sở TT-TT, cho biết khi TP ban hành đề án xây dựng đô thị thông minh có 4 trụ cột chính, trong đó có Trung tâm điều hành đô thị thông minh. Trung tâm này gồm 2 phần: một phần tích hợp dữ liệu theo kiểu truyền thống, tức là báo cáo của sở ngành, quận, huyện.
 
TP sẽ tập hợp, xử lý những dữ liệu, báo cáo đó để ra quyết định điều hành. Một phần nữa TP thu thập, tích hợp những dữ liệu như hệ thống camera, internet vạn vật (IoT), tổng hợp thông tin từ mạng xã hội, từ phản ánh của người dân… Đây là nguồn dữ liệu mới và lớn, phát sinh trong quá trình xây dựng đô thị thông minh.

Tích hợp, phát triển hệ thống rộng khắp

Hỗ trợ đắc lực

Đà Nẵng là một trong các địa phương đầu tiên triển khai camera rộng khắp TP. Theo Công an TP.Đà Nẵng, từ năm 2016, UBND TP.Đà Nẵng chủ trương chi 70 tỉ đồng lắp camera công cộng giám sát an ninh trật tự trên toàn bộ 56 xã, phường.

Đến nay, hệ thống camera do ngân sách nhà nước lắp đặt lên đến 1.800 camera. Tính đến tháng 8.2019, người dân tự lắp đặt hơn 26.000 camera. Trung bình mỗi năm, hệ thống camera giúp ích đắc lực cho ngành xử lý gần 400 vụ án… 

* Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở TT-TT Thừa Thiên-Huế, cho biết hiện nay Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh là hệ thống cảm biến với khoảng 100 camera, kết nối với khoảng gần 400 camera của các phường, xã, hồ đập thủy điện và các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Theo ông Sơn, từ hệ thống camera này, mọi hoạt động liên quan đến cải cách hành chính, an ninh trật tự đô thị, giao thông, quy hoạch, thiên tai, phòng cháy chữa cháy… đều được giám sát.     

Nguyễn Tú – Bùi Ngọc Long

Sắp tới, đề án hệ thống camera giám sát đô thị TP.HCM dự kiến được triển khai trong 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (2019 – 2021) chuẩn bị các nền tảng kỹ thuật cần thiết cho việc xây dựng hệ thống giám sát hình ảnh camera tập trung. Trên thực tế khi TP chưa xây dựng hệ thống camera giám sát, người dân đã lắp đặt hệ thống camera để giám sát an ninh. Các ngành như giao thông, chống ngập… đã triển khai hệ thống camera riêng. Vì thế, giai đoạn này sẽ rà soát mạng lưới camera giám sát an ninh trật tự và giao thông trong số 37.000 camera đã được lắp đặt ở TP. Những camera nào đạt chuẩn sẽ được chọn lọc để kết nối về Trung tâm điều hành đô thị thông minh. Những camera không đạt chuẩn sẽ được “khoanh vùng”, thu thập dữ liệu để sử dụng khi cần thiết.
 
Đề án “thế trận camera của TP.HCM

Theo dõi qua camera tại Trung tâm giám sát an ninh công cộng Q.5

 

Giai đoạn 1 cũng bổ sung 200 camera chất lượng cao ở các vị trí trọng điểm về Trung tâm điều hành đô thị thông minh và Trung tâm giám sát thường trực cấp TP (Trung tâm thông tin chỉ huy Công an TP). Đồng thời triển khai tích hợp khoảng 1.000 camera giám sát giao thông, an ninh trật tự của Sở GTVT, Công an TP và các quận, huyện…
 
Giai đoạn 2 (2021 – 2025) sẽ mở rộng phạm vi quản lý, kết nối của hệ thống, từng bước hình thành và đưa vào sử dụng thống nhất một hệ thống quản lý và giám sát camera tập trung của TP. Mở rộng số lượng camera tại các khu vực trọng điểm ở TP, dự kiến từ 1.000 – 3.000 camera. Mở rộng số lượng camera được tích hợp dữ liệu tại hệ thống giám sát hình ảnh camera tập trung cấp TP, dự kiến khoảng 10.000 camera được rải đều ở các quận, huyện.
 
Đề án “thế trận camera của TP.HCM

Camera giao thông trên đường Trần Hưng Đạo, Q.1    Ảnh: Ngọc Dương

 

Mạng lưới đa tầng

Theo đề án, mạng lưới camera cần đảm bảo độ phủ, tầm quan sát ở các độ cao khác nhau: camera ở độ cao 20 m trở lên được lắp trên nóc các tòa nhà cao tầng, các trụ thu phát sóng di động… Những camera này phục vụ việc giám sát toàn cảnh, tổng thể ở một khu vực rộng lớn nhằm phát hiện các dấu hiệu như khói, lửa, hoặc phát hiện sự thay đổi về hiện trạng khu vực được giám sát.
 
Camera ở độ cao từ 10 – 20 m phục vụ giám sát toàn cảnh tại các quảng trường, vòng xoay, khu vực có tầm quan sát rộng, nhà ga, bến cảng, đường cao tốc.
 
Đề án “thế trận camera của TP.HCM

Camera an ninh khu phố ở Q.5   Ảnh: Độc Lập

 

Camera độ cao từ 5 – 10 m phục vụ giám sát tình hình an ninh trật tự tại các khu vực trọng điểm, tình hình giao thông trên các tuyến đường, theo dõi hành vi và hướng di chuyển của các đối tượng cần giám sát.
 
Camera độ cao từ 3 – 5 m: phục vụ giám sát, phát hiện các hành vi, trạng thái cụ thể của đối tượng (cướp giật, mất cắp, vật thể lạ…), nhận dạng biển số phương tiện giao thông, giám sát các khu vực không yêu cầu phạm vi quan sát rộng như các tuyến hẻm, đường nhỏ…
 
Camera ở độ cao dưới 3 m phục vụ cho những mục đích giám sát chuyên dụng như nhận diện khuôn mặt phục vụ phát hiện đối tượng trong danh sách theo dõi, giám sát mực nước triều cường, cảnh báo tình trạng ngập úng…

Nhận diện âm thanh, tiếng nổ

Bên cạnh việc thiết lập các lớp độ cao lắp đặt camera, đề án còn chú trọng tớihệ thống phân tích hình ảnh như nhận diện và định danh khuôn mặt nhằm tìm kiếm đối tượng; nhận diện theo độ tuổi, giới tính, đếm khuôn mặt và tần suất xuất hiện; nhận diện hành vi và phát hiện đám đông tụ tập, đếm số lượng người, phát hiện hướng di chuyển của đám đông.
 
Đề án “thế trận camera của TP.HCM

Camera an ninh lắp đặt trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận   Ảnh: Ngọc Dương

 

Đặc biệt, hệ thống phân tích camera còn có tính năng phát hiện và nhận diện biển số xe, phục vụ công tác xử lý vi phạm hành chính, truy tìm dấu vết phương tiện; phát hiện và nhận diện âm thanh, tiếng nổ; phát hiện và nhận diện khói, đám cháy thông qua hình ảnh…

Đảm bảo quyền riêng tư

Về vấn đề bảo đảm quyền riêng tư khi hệ thống camera được lắp đặt dày đặc, ông Lê Quốc Cường cho biết: Quy chế sử dụng hình ảnh từ hệ thống camera quy định ai sẽ được quyền sử dụng những hình ảnh ở hệ thống camera, chứ không phải ai cũng được sử dụng, xem hình ảnh; khi nào sẽ được sử dụng; lưu trữ, bảo mật các hình ảnh này như thế nào… 

Một số công nghệ camera ở nước ngoài có khả năng che mặt người vi phạm. Ví dụ như camera phát hiện vi phạm về đổ rác hay vi phạm giao thông, ban đầu chiếu lên màn hình sẽ có công nghệ che mặt người vi phạm để xác định đúng hành vi vi phạm. Sau khi xác định hành vi vi phạm, hệ thống camera hiển thị mặt để xác định đúng người vi phạm. Hay như camera giám sát an ninh lắp đặt ở công viên – nơi có nhiều hình ảnh riêng tư, ví dụ như nam nữ đang tâm sự, trò chuyện… Việc quản lý hình ảnh phải rất chặt chẽ và người vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
 
 
TRUNG HIẾU