12/01/2025

Cách lựa chọn tối ưu khi xét tuyển bổ sung

Ngày 16.8, tại chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến ‘Cơ hội xét tuyển nguyện vọng bổ sung’ của Báo Thanh Niên, các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên để thí sinh đạt được nguyện vọng trong đợt xét tuyển sắp tới.

 

Cách lựa chọn tối ưu khi xét tuyển bổ sung

Ngày 16.8, tại chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến ‘Cơ hội xét tuyển nguyện vọng bổ sung’ của Báo Thanh Niên, các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên để thí sinh đạt được nguyện vọng trong đợt xét tuyển sắp tới.
 
 
 
 
Chuyên gia tham gia tư vấn giúp thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển xét tuyển bổ sung vào các trường đại học /// Đào Ngọc Thạch

Chuyên gia tham gia tư vấn giúp thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển xét tuyển bổ sung vào các trường đại học   Đào Ngọc Thạch

 

 
Chương trình được phát tại các địa chỉ thanhnien.vn, facebook.com/thanhnien và kênh YouTube Báo Thanh Niên.

Các nguyên tắc xét tuyển bổ sung

Theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng, đợt này sẽ có ít trường, ít ngành, ít chỉ tiêu xét tuyển bổ sung. Cơ hội dành cho thí sinh (TS) sẽ nhiều hơn ở các trường công bố điểm chuẩn thấp ở đợt 1. Vì vậy, TS chưa trúng tuyển cần theo dõi thông tin trên các cơ quan truyền thông, đặc biệt là xem website các trường để biết các trường xét tuyển bổ sung ra sao, thời gian cụ thể… Ngoài ra, TS cũng cần xem điểm thi của mình có lớn hơn điểm chuẩn xét tuyển các trường mình dự định xét tuyển hay không vì điểm xét bổ sung phải bằng hoặc lớn hơn điểm chuẩn nguyện vọng 1.
 
Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh – truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng dự đoán điểm chuẩn đợt xét bổ sung sẽ cao. Theo quy luật, điểm trúng tuyển đợt sau thông thường sẽ cao hơn đợt trước. Ngay tại các trường vẫn tiếp tục xét học bạ cũng còn ít chỉ tiêu nên điểm chuẩn có thể sẽ cao hơn các đợt trước.
Cùng có ý kiến về việc này, tiến sĩ Võ Thanh Hải cho rằng điểm chuẩn xét theo điểm thi THPT quốc gia ở đợt xét bổ sung có thể cao hơn nhiều so với đợt 1.

Cần chọn đúng ngành

Theo các chuyên gia, nhiều TS chưa trúng tuyển trong đợt 1 vừa qua tham gia xét tuyển bổ sung dễ có tâm lý chọn lựa các ngành dễ trúng tuyển để vào trường ĐH dù ngành đó không phù hợp với mình.
 
Vì vậy thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, khuyên nếu học ngành không yêu thích thì sẽ rất khó nên TS hãy quyết định nếu cảm thấy thật sự phù hợp. Chỉ có yêu thích và cố gắng, sinh viên mới có thể vượt qua thử thách. “Nhiều ngành các bạn cho là “hot” hiện nay nhưng chưa chắc 4 năm nữa còn là thời thượng. Các bạn cần xem môi trường học nào tốt hơn cho mình để chọn phân khúc trường phù hợp với ngành muốn học”.
 
Đồng tình, tiến sĩ Võ Thanh Hải khuyên TS phải kiên định với ngành học mà mình yêu thích và cảm thấy phù hợp. Thạc sĩ Hồ Thanh Tình, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cũng cho rằng TS nên chọn ngành học chứ không chọn trường học vì chương trình đào tạo ở các trường giống nhau tới 75%, phần còn lại là đặc thù riêng từng trường. Vì vậy phải ưu tiên chọn ngành chứ không nên chỉ vì chọn trường mà vài ba năm không hợp phải đổi ngành, chuyển trường rất mất thời gian.

Mở rộng lựa chọn đến các ngành gần

Tuy nhiên, nếu TS đã chọn lựa được ngành mình mong muốn nhưng đợt xét tuyển bổ sung các trường không tuyển thì sao? Tiến sĩ Vũ Quốc Huy, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Việt Đức, cho biết TS có thể tiếp cận theo hướng ngành rộng. “Hiện nay chu kỳ thay đổi xu hướng thế giới ngày càng ngắn, điều này tác động đến sự thay đổi về ngành nghề. Do vậy TS có thể chọn các ngành gần ngành mình yêu thích để học”.
 
Theo thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, các ngành “hot” có điểm chuẩn đợt 1 khá cao sẽ dẫn đến một số TS có điểm cao không trúng tuyển. Những ngành này cũng nhiều khả năng không xét tuyển nữa vì vậy các TS có thể lựa chọn ngành học gần với ngành đã đăng ký đợt 1 trong đợt xét bổ sung.
 
Tiến sĩ Võ Thanh Hải cũng cho biết: “Hiện nay, trong quy chế tín chỉ Bộ GD-ĐT cho phép các trường đào tạo song ngành. Ngoài ra có những trường cho phép sinh viên chuyển ngành với mức điểm đầu vào tương đương. Đặc biệt là các ngành cùng trong một khối ngành, cùng chỉ tiêu xác định chung. Đó cũng là cách để TS khắc phục sự cố lỡ trúng tuyển một ngành mà mình cảm thấy chưa yêu thích, chưa phù hợp”.

Trường nào xét nguyện vọng bổ sung ?

Trường ĐH Việt Đức: Ngành khoa học máy tính đã đủ chỉ tiêu. Các ngành kỹ thuật điện, công nghệ thông tin, kỹ thuật cơ khí, tài chính - kế toán, quản trị kinh doanh, kỹ thuật xây dựng, kiến trúc mỗi ngành sẽ tuyển bổ sung 20 chỉ tiêu.
 
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Dành 10% chỉ tiêu cho cả 2 phương thức xét điểm thi THPT quốc gia và xét điểm học bạ tất cả các ngành.
 
Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn: Còn khoảng 200 chỉ tiêu cho các ngành nghề như luật kinh tế quốc tế (còn 49 chỉ tiêu), khoa học máy tính và phần mềm (20 chỉ tiêu), quản trị kinh doanh (95 chỉ tiêu), ngôn ngữ Anh (45 chỉ tiêu).
 
Trường ĐH Duy Tân: Một số ngành sẽ xét bổ sung. Đó là 3 ngành thuộc khối khoa học sức khỏe, tài chính - ngân hàng, các ngành thuộc lĩnh vực xây dựng, môi trường.
 
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM: Không xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Tuy nhiên, vẫn còn thời hạn xét học bạ. Hết ngày 20.8 trường sẽ khoá dữ liệu đăng ký. Nếu sau 20.8 vẫn còn chỉ tiêu thì trường sẽ xét tiếp.
 
Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn: Không phụ thuộc vào lịch tuyển sinh như các trường ĐH và tiếp tục xét tuyển tất cả các ngành học theo nhiều đợt.
 
 
 
ĐĂNG NGUYÊN