16/01/2025

Bộ Công thương tính tăng nhập điện từ Lào và Trung Quốc

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đề nghị cần làm rõ trách nhiệm và phải có chế tài khi để xảy ra chậm tiến độ các dự án điện, có giải pháp để xử lý với các dự án điện xin bổ sung quy hoạch bị vướng mắc do Luật Quy hoạch.

 

Bộ Công thương tính tăng nhập điện từ Lào và Trung Quốc

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đề nghị cần làm rõ trách nhiệm và phải có chế tài khi để xảy ra chậm tiến độ các dự án điện, có giải pháp để xử lý với các dự án điện xin bổ sung quy hoạch bị vướng mắc do Luật Quy hoạch.


 

Bộ Công thương tính tăng nhập điện từ Lào và Trung Quốc - Ảnh 1.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì họp đánh giá các dự án điện trọng điểm quốc gia – Ảnh: C.D

 

Sáng ngày 17-7, Bộ trưởng Bộ Công thương đã chủ trì cuộc họp về các dự án điện trọng điểm quốc gia.

Báo cáo về tình hình thực hiện, triển khai các dự án điện điện nay, ông Phương Hoàng Kim, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, cho hay đến năm 2020 cơ bản đáp ứng nhu cầu điện, nhưng các năm tiếp theo sẽ tiềm ẩn rủi ro như phụ tải tăng cao, nước về kém, thiếu hụt điện than, khí…

Theo đó, nhu cầu điện đến năm 2020 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,6% năm. Tổng công suất bổ sung mỗi năm là 4500 – 5000 MW, trong đó nguồn tái tạo chỉ 1.500 – 2000 MW.

Tuy nhiên, do nhiều dự án chậm tiến độ nên phải huy động lượng lớn nguồn điện dầu.

Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh đến năm 2020, tổng công suất đạt 21.650 MW.

“Qua sơ bộ cho thấy trách nhiệm các tập đoàn rất lớn và hầu như chỉ có EVN là đảm bảo tiến độ còn PVN, TKV chưa đảm bảo, nên nguy cơ thiếu điện hiện hữu năm 2021 – 2015. Đã có nhiều chỉ đạo, có cơ chế quy trách nhiệm nhưng vẫn chưa có cơ chế, chế tài, gây nên những khó khăn triển khai” – ông Kim cho hay. 

Trong khi đó, nguồn năng lượng tái tạo phát triển nóng khi có 89 nhà máy đưa vào hệ thống với tổng công suất 4.500 MW.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, lưới điện để truyền tải công suất đều quá tải. Bộ Công thương cũng tính toán sẽ tăng nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc.

Ông Kim cho biết khó khăn vướng mắc lớn nhất hiện nay là công tác quy hoạch liên quan Luật Quy hoạch ảnh hưởng đáng kể đến việc lập, thẩm định, bổ sung các công trình điện, gây kéo dài triển khai xây dựng các dự án điện.

Theo đó, hiện có gần 400 dự án đang vướng mắc trong điều chỉnh bổ sung quy hoạch, trong đó có nhiều dự án đã được báo cáo các cấp, như dự án Tây Bắc, cụm khí Bạc Liêu, Cà Ná, Long Sơn vẫn chưa có phản hồi….

Ngoài ra là các vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng, các chính sách bảo lãnh triển khai dự án.

Việc triển khai dự án trong đầu tư xây dựng, các thủ tục còn thiếu thống nhất, chồng chéo, thời gian thẩm tra, thẩm định có nhiều bước, phức tạp và mất nhiều thời gian, đồng thời có các rủi ro trong đảm bảo nhiên liệu phát điện như cấp than, khí…

Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương, nhìn nhận nguy cơ thiếu điện là cao. Dẫn chứng như việc xử lý với dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, đã có nhiều cuộc họp, tliên tiếp ba tháng trời chỉ công văn đi công văn lại, mỗi quy trình phát đi và đợi trả lời mất gần 1 tháng, thậm chí vẫn chưa có ý kiến.

Đặc biệt với các dự án chậm tiến độ, ông Tuấn Anh cho rằng cần phải xác định rõ vai trò của các Tập đoàn, khi việc triển khai, xử lý dự án vẫn rất chậm.

Bộ trưởng đề nghị xem xét lại trách nhiệm các chủ đầu tư dự án điện BOT, vì có tình trạng một số chủ đầu tư muốn bán dự án.

 

 

NGỌC AN