24/01/2025

Công nghiệp hỗ trợ giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững

Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện có hơn 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện trong đó đã có những doanh nghiệp sản xuất được linh kiện xe máy, ôtô, cáp điện…vv.

 

Công nghiệp hỗ trợ giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững

Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện có hơn 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện trong đó đã có những doanh nghiệp sản xuất được linh kiện xe máy, ôtô, cáp điện…vv.


 

Công nghiệp hỗ trợ giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững - Ảnh 1.

Hội nghị có sự tham gia của các sở ngành và các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại miền Trung – Ảnh: TẤN LỰC

 

Thông tin này được ông ông Đỗ Thắng Hải, thứ trưởng Bộ Công thương, đưa ra tại hội nghị Kết nối công nghiệp hỗ trợ với sự tham gia của các sở ngành và doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tại miền Trung diễn ra ở Đà Nẵng, ngày 5-7, do Bộ Công thương tổ chức.

Ông Phạm Tuấn Anh, cục phó Cục Công nghiệp – Bộ Công thương, cho biết Chính phủ có nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, ưu đãi thuế từ trung ương và một số tỉnh thành cũng có chính sách riêng giúp phát triển ngành này.

Công nghiệp hỗ trợ giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững - Ảnh 2.

Một doanh nghiệp mang đến hội nghị giới thiệu các chi tiết máy phay, máy khoang – Ảnh: TẤN LỰC

 

Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ VN Lê Dương Quang nói rằng bên cạnh các ưu đãi về chính sách, thực tế phát triển công nghiệp hỗ trợ tại VN còn gặp rất nhiều khó khăn, rào cản về tiếp cận vốn, giải quyết thủ tục hành chính và thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đa số nhỏ lẻ, không chắc chắn đầu ra nên không dám đầu tư. 

Trong khi đó, ở chiều ngược lại các doanh nghiệp sản xuất yêu cầu đơn vị cung ứng mạnh, đáp ứng được các yêu đầu đưa ra. Do đó, việc tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất rất khó khăn.

Đại diện doanh nghiệp sản xuất, ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc THACO – Công ty CP Ôtô Trường Hải, chia sẻ hiện có gần 200 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang làm nhà cung ứng cho đơn vị.

Theo ông Tài, xu thế kết nối và hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa chiến lược giúp giảm giá thành, tăng cạnh tranh, gia tăng tỉ lệ nội địa hóa và thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. 

Thương chiến Mỹ – Trung tạo cơ hội 58 tỉ USD cho Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, lâu dài - Ảnh 4.

Một đơn vị giới thiệu các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại hội nghị – Ảnh: TẤN LỰC

 

Tại hội nghị, đại diện Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết tổ chức này đang thực hiện dự án Kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nhằm mục đích hỗ trợ ngân sách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng chất lượng cho doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

USAID cho biết Việt Nam đang có cơ hội lớn trước thương chiến Mỹ – Trung. Cụ thể là các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, máy tính, dự kiến sẽ di chuyển khỏi Trung Quốc để tiến vào các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Sản xuất thiết bị điện tử, máy tính hiện là lĩnh vực xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và USAID ước tính tiềm năng tăng trưởng thị trường này tại Việt Nam lên đến 58 tỉ USD.

“Chúng tôi giúp kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam với các đối tác để hiểu được nhu cầu bên cung và bên cầu cũng như hiểu rõ tiêu chuẩn khách hàng, tiêu chuẩn thị trường trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ” – đại diện USAID cho biết.

 

 

TẤN LỰC