28/01/2025

Gần 1 triệu thí sinh cả nước thi THPT quốc gia

Một trong các điểm mới của kỳ thi năm nay là giao các trường ĐH chủ trì chấm thi toàn bộ các môn/bài thi trắc nghiệm. Điều này có ‘chống’ triệt để tình trạng gian lận điểm thi từng xảy ra tại Sơn La, Hòa Bình và Hà Giang như năm trước?

 

Gần 1 triệu thí sinh cả nước thi THPT quốc gia

Một trong các điểm mới của kỳ thi năm nay là giao các trường ĐH chủ trì chấm thi toàn bộ các môn/bài thi trắc nghiệm. Điều này có ‘chống’ triệt để tình trạng gian lận điểm thi từng xảy ra tại Sơn La, Hòa Bình và Hà Giang như năm trước?

 

 

Lực lượng an ninh lắp đặt camera tại phòng đựng bài thi điểm thi Trường THPT Trưng Vương (TP.HCM)	 /// Ngọc Dương

Lực lượng an ninh lắp đặt camera tại phòng đựng bài thi điểm thi Trường THPT Trưng Vương (TP.HCM)  Ngọc Dương

 

 

Trường ĐH chấm thi, có chống triệt để gian lận ?

Một trong các điểm mới của kỳ thi năm nay là giao các trường ĐH chủ trì chấm thi toàn bộ các môn/ bài thi trắc nghiệm. Điều này có “chống” triệt để tình trạng gian lận điểm thi từng xảy ra tại Sơn La, Hòa Bình và Hà Giang như năm trước?
 

Địa phương hỗ trợ cơ sở vật chất

PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết năm nay trường này được giao nhiệm vụ chấm toàn bộ bài thi tự luận của tỉnh Sóc Trăng. Sau khi kết thúc bài thi cuối cùng vào trưa 27.6, cán bộ tham gia chấm thi sẽ tiếp tục ở lại làm nhiệm vụ. Dự kiến, ngày 28.6 việc chấm thi trắc nghiệm sẽ được tiến hành ngay và kết thúc vào khoảng 4 – 5.7.


Nói về cách làm mới này, ông Hải nhìn nhận: “Năm nay, dù việc chấm thi vẫn diễn ra ở địa phương nhưng giao toàn bộ cho các trường ĐH chủ trì, có thể xem là phương án hay. Việc làm này có thể hạn chế đến mức tối đa những tiêu cực có thể xảy ra trong chấm thi”.

 
Tuy nhiên, theo phó trưởng phòng đào tạo một trường ĐH: “Nếu làm tốt các bước theo quy trình chặt chẽ đã vạch ra thì sẽ không thể có gian lận. Tuy nhiên, vấn đề vẫn là những người thực hiện, thực tế này đã nhìn thấy rõ trong cách thức gian lận điểm thi xảy ra ở năm ngoái”.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, thông tin thêm việc chấm thi trắc nghiệm sẽ do các trường ĐH chủ động hoàn toàn, không có sự can thiệp của cán bộ địa phương trong quá trình chấm bài. “Địa phương chỉ hỗ trợ máy quét, địa điểm, lực lượng bảo vệ bên ngoài”, ông Dũng nói.
 
Tại TP.HCM, ĐH Quốc gia chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm. Để đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chứa bài thi và phòng chấm thi có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng, công an bảo vệ, giám sát 24 giờ/ngày. Khi đóng, mở phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi và tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi phải có sự chứng kiến của công an và thanh tra.
 

Hệ thống camera giám sát không niêm phong ?

 
 

Trường ĐH sẽ tham gia giám sát chấm thi tự luận

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết Sở đã tổ chức họp với 6 trường ĐH về việc phối hợp trong công tác tổ chức thi THPT quốc gia.
 
Sở GD-ĐT phụ trách việc chấm bài môn tự luận là môn ngữ văn với sự tham gia giám sát của trường ĐH. Ông Hiếu cho hay, Sở dự kiến huy động 800 giáo viên chấm thi và khoảng 1.000 người hỗ trợ các công tác liên quan. Những giáo viên, cán bộ tham gia công tác chấm thi đều là những  giáo viên có năng lực chuyên môn và đã được tập huấn kỹ lưỡng trước khi tham gia công tác này
 

Giám sát chặt chẽ khu vực lưu trữ đề và bài thi là một điểm mới hơn trong kỳ thi năm nay. Bên cạnh yêu cầu 1 phó trưởng điểm (cán bộ đến từ trường ĐH) thường trực đêm tại đây, còn lắp đặt hệ thống camera giám sát toàn bộ khu vực này. Nhưng theo lãnh đạo một trường ĐH, thực tế kiểm tra một số điểm thi tại địa phương cho thấy hệ thống camera này có hoạt động nhưng không được niêm phong.

“Không được niêm phong thì vẫn có khả năng camera có thể được tháo dỡ và lắp lại nếu cố tình muốn thực hiện hành vi gian lận”, lãnh đạo này lo ngại.
 
Thêm một điểm đáng chú ý trong chấm bài thi môn tự luận là có một lãnh đạo cấp khoa của trường ĐH tham gia làm phó trưởng ban chấm thi tự luận. “Sự có mặt của người này trong ban chấm thi tự luận cũng giúp việc chấm bài thi khách quan hơn”, phó hiệu trưởng trường ĐH trên chia sẻ.

Phòng giữ bài thi phải độc lập với phòng chấm thi

Làm việc với Ban Chỉ đạo thi TP.Hải Phòng, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, yêu cầu địa phương này phải thực hiện ngay việc bố trí phòng giữ bài thi độc lập với phòng chấm thi trong chấm thi trắc nghiệm sau khi đi thị sát 2 điểm thi.
 
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Hải Phòng, Hội đồng thi đã bố trí 1 điểm chấm thi duy nhất cho thí sinh toàn thành phố, cả bài thi tự luận lẫn các bài thi trắc nghiệm, tại Trường THPT Lê Quý Đôn (nằm trên địa bàn Q.Hải An).
 
Trao đổi với Ban Chỉ đạo thi TP.Hải Phòng, ông Độ cho biết sau khi thị sát điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn, nơi được bố trí làm điểm chấm thi, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT nhận thấy việc bố trí khu vực chấm thi trắc nghiệm ở đây chưa phù hợp với quy chế.
 
 
Ông Độ nói: “Theo điều 23 quy chế thi, trong khu vực chấm thi phải có riêng phòng chứa bài thi, trong phòng chứa bài thi có tủ hoặc vật dụng chứa bài thi; chìa khóa của tủ hoặc vật chứa bài thi do thư ký của ban chấm thi trắc nghiệm giữ. Cũng theo quy chế, thư ký của ban chấm trắc nghiệm là người giữ, trao và nhận bài thi cho tổ chấm; thư ký không được phép tiếp cận với máy quét bài thi. Vì thế, phải có 2 phòng độc lập với nhau, một phòng chứa bài thi, một phòng chấm thi. Hội đồng thi Hải Phòng phải khắc phục ngay việc này”.
 
Tình hình tương tự tại Đồng Nai. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ chủ trì việc chấm thi trắc nghiệm ở tỉnh này. Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng đào tạo, cho biết năm nay trường cử 22 cán bộ phụ trách chấm thi trắc nghiệm tại tỉnh Đồng Nai. Mỗi điểm thi đều có 1 cán bộ chấm thi dự phòng. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai cho biết có 1 phòng chung vừa chấm thi vừa lưu giữ bài thi. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị hai khâu này phải tách riêng ra 2 phòng. Vì đã chuẩn bị camera theo phương án này nên lãnh đạo Sở cho biết sẽ ngăn phòng này thành 2 để camera vẫn có thể theo dõi liên tục quá trình chấm thi.
 
 

Bộ trưởng mong kỳ thi nghiêm túc để lấy lại niềm tin

Kiểm tra công tác chuẩn bị trước “giờ G” diễn ra kỳ thi THPT quốc gia tại Hà Nội, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, đưa ra những lưu ý quan trọng nhằm tổ chức một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, lấy lại niềm tin của người dân, của xã hội về việc tổ chức kỳ thi và với ngành GD-ĐT nói chung.    
Tuệ Nguyễn
 

Cũng liên quan tới khó khăn trong công tác chấm thi, ông Nguyễn Khắc Khiêm, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hàng hải VN, đơn vị chủ trì chấm thi trắc nghiệm tại Hải Phòng, cho biết hiện nay trường chưa thể bố trí nhân sự cho vị trí trưởng ban chấm thi phúc khảo, do hết… lãnh đạo.

Trước băn khoăn này, ông Độ giải thích: “Trưởng ban chấm thi không nhất thiết phải là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học, mà có thể là trưởng khoa”.

Dự phòng máy móc và cán bộ kỹ thuật chấm thi

Tiến sĩ Trần Hữu Duy, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Đà Lạt, cho biết việc chấm thi trắc nghiệm mặc dù chủ yếu là máy móc làm việc, nhưng khâu chuẩn bị phải vô cùng chặt chẽ và cẩn thận mới đảm bảo được độ chính xác và không để xảy ra sai sót. Tiến sĩ Duy thông tin: “Năm nay số bài thi trắc nghiệm của tỉnh Lâm Đồng dự kiến là 40.000 bài. Tổ chấm trắc nghiệm của trường đã có 4 cán bộ đảm trách, được tập huấn rất kỹ càng theo chương trình của Bộ GD-ĐT”.
 
Theo tiến sĩ Duy, mặc dù cơ sở vật chất, máy móc thiết bị chấm thi là do Sở GD-ĐT Lâm Đồng chuẩn bị, nhưng trường vẫn có 2 máy scan và 2 máy tính dự phòng luôn sẵn sàng nếu có sự cố gì cần thay thế. Đồng thời, 2 cán bộ kỹ thuật dự phòng đã được tập huấn cùng trước đó cũng luôn “trực chiến” nếu cần.
 

 

4 cán bộ Sơn La bị loại khỏi danh sách làm thi

Ngày 24.6, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La, Phó trưởng ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019 tỉnh Sơn La, cho biết kỳ thi THPT quốc gia 2019, tỉnh này có hơn 10.000 thí sinh, thi tại 453 phòng thi, thuộc 33 điểm thi trong toàn tỉnh. Đáng chú ý, Sơn La đã đưa ra khỏi danh sách làm thi 4 người, trong đó có 1 trưởng điểm thi và 3 cán bộ coi thi, là những người liên quan đến nghiệp vụ kỳ thi THPT năm 2018 tại tỉnh.
 
Cũng tại Sơn La, ngày 24.6, ông Nguyễn Huy Hoàng, Bí thư Huyện ủy Vân Hồ, đã được điều động đến nhận công tác tại Sở GD-ĐT và giữ chức Phó giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La, thay ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở, đã bị xem xét kỷ luật Đảng do liên quan đến vụ gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018 tại Sơn La.
Đan Hạ

 

THANH NIÊN