18/01/2025

‘Trung Quốc dễ tính nhất nay cũng yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm’

“Trung Quốc được cho là thị trường dễ tính nhất thì nay cũng đã yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận ra rằng việc truy xuất là không thể thiếu để phát triển bền vững”.

 

‘Trung Quốc dễ tính nhất nay cũng yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm’


“Trung Quốc được cho là thị trường dễ tính nhất thì nay cũng đã yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận ra rằng việc truy xuất là không thể thiếu để phát triển bền vững”.
 
 
 
 
 
Trung Quốc dễ tính nhất nay cũng yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Ảnh 1.

Toạ đàm doanh nghiệp với chủ đề “Đổi mới hệ thống quản trị hướng tới phát triển bền vững” do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và công nghệ) tổ chức – Ảnh: DƯƠNG LIỄU

 

Đó là phát biểu của ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong tọa đàm “Đổi mới hệ thống quản trị hướng tới phát triển bền vững” chiều 22-6 tại Hà Nội.

Tọa đàm nằm trong khuôn khổ các sự kiện của lễ trao giải thưởng Chất lượng quốc gia và giải thưởng Chất lượng châu Á – Thái Bình Dương do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và công nghệ) tổ chức.

Với sự tham gia của nhiều diễn giả là những chuyên gia kinh tế hàng đầu, tọa đàm nhằm hỗ trợ lãnh đạo các doanh nghiệp trong việc lựa chọn và đổi mới cách thức quản trị tốt nhất hướng tới phát triển bền vững.

Ông Vũ Tiến Lộc cho biết các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức cũng như có được những cơ hội trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, sự phát triển bền vững là yêu cầu thời đại, vì vậy doanh nghiệp đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội.

Chủ tịch VCCI cũng chỉ ra 4 vấn đề cần thiết trong đổi mới quản trị chiến lược của doanh nghiệp để hướng tới phát triển bền vững. Đó là hiệu quả về mặt kinh doanh, lợi nhuận thiết thực cho phát triển doanh nghiệp cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; tinh thần thượng tôn pháp luật, không những về kinh tế mà điều chỉnh cả về môi trường và xã hội; xây dựng và quy chuẩn đạo đức kinh doanh và trách nhiệm với xã hội và cuối cùng là có những cam kết mạnh mẽ trong hoạt động từ thiện, chia sẻ những khó khăn, thiên tai trong cộng đồng và trên thế giới.

Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh cần hướng tới sự sáng tạo, đổi mới, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

Trung Quốc dễ tính nhất nay cũng yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm - Ảnh 2.

Tọa đàm có sự tham gia của nhiều diễn giả là những chuyên gia kinh tế hàng đầu – Ảnh: DƯƠNG LIỄU

 

Để đổi mới hệ thống quản trị hướng tới phát triển bền vững, cần tuân thủ các khía cạnh pháp luật: thứ nhất, công khai, minh bạch, xây dựng các văn bản pháp luật thích hợp với điều kiện chấp hành của người dân; 

Thứ hai, nâng cao giáo dục và đào tạo, nhận thức về luật pháp từ gia đình đến trường học;

Thứ ba, chế tài thực hiện, nếu hệ thống văn bản pháp luật tốt, hạ tầng cơ sở tốt, nhận thức người dân tốt, nhưng chế tài xử phạt những người vi phạm pháp luật không nghiêm minh, không triệt để cũng là rào cản đối với phát triển bền vững.

Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh về sự cấp thiết của truy xuất nguồn gốc sản phẩm hiện nay. Hiện nay, Trung Quốc được cho là thị trường dễ tính nhất thì nay cũng đã yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận ra rằng việc truy xuất là không thể thiếu để phát triển bền vững.

Chia sẻ về cách thức chuyển đổi cho doanh nghiệp để áp dụng mô hình mới trong quản trị chiến lược của doanh nghiệp, GS Hà Tôn Vinh đánh giá Việt Nam là nước đang phát triển, nếu áp dụng ngay những mô hình mới trong quản trị chiến lược đối với phát triển bền vững, các doanh nghiệp rất có thể sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ công nghệ, quản trị doanh nghiệp cũng phải thay đổi. Nếu sản phẩm không tốt, không mẫu mã đẹp, không giá cả phải chăng thì sẽ không thể phát triển được. Doanh nghiệp phải dựa trên sáng tạo để tồn tại và phát triển bền vững.

Ông Thái Vĩnh Hiệp, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Vĩnh Hiệp, chia sẻ tại tọa đàm: Năm 1991 đến 2004 Vĩnh Hiệp đã đổi mới, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Thời điểm đó công nghệ tại Việt Nam vẫn còn lạc hậu nhưng Vĩnh Hiệp đã đầu tư những công nghệ của Nhật, Đức…

Công ty sẵn sàng đầu tư vào công nghệ, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý để phát triển và hội nhập toàn cầu. Từ năm 1999, Công ty Vĩnh Hiệp đã đưa cà phê Việt ra thế giới và phát triển cho tới nay. 

Qua tọa đàm, các doanh nghiệp đã có những chia sẻ, những bài học đắt giá về phương thức quản trị, xây dựng hệ thống quản trị phù hợp với đặc thù doanh nghiệp nhằm mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững.

 

 

DƯƠNG LIỄU