08/01/2025

Vẫn chưa an tâm với giá xăng

Giá xăng dầu đã có lần giảm thứ 3 liên tiếp trong hơn 1 tháng qua, với mức giảm khá sâu, song các chuyên gia vẫn nhấn mạnh rằng người tiêu dùng đang thiệt đơn thiệt kép.

 

Vẫn chưa an tâm với giá xăng

Giá xăng dầu đã có lần giảm thứ 3 liên tiếp trong hơn 1 tháng qua, với mức giảm khá sâu, song các chuyên gia vẫn nhấn mạnh rằng người tiêu dùng đang thiệt đơn thiệt kép.

 
 
 

Giá xăng đã có cơ hội giảm giá lớn hơn /// Ảnh: Chu Ngọc Thắng

Giá xăng đã có cơ hội giảm giá lớn hơn   ẢNH: CHU NGỌC THẮNG

 

 
 

Xăng giảm hơn 1.000 đồng/lít

Theo liên bộ Công thương – Tài chính, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước ngày 17.6 là 64,283 USD/thùng xăng RON92 (dùng để pha chế xăng E5RON92), giảm 9,007 USD/thùng so với kỳ trước; 66,017 USD/thùng xăng RON95, giảm 9,141 USD/thùng so với kỳ trước; 72,713 USD/thùng dầu diesel 0.05S, giảm 8,589 USD/thùng so với kỳ trước; 72,874 USD/thùng dầu hỏa, giảm 7,857 USD/thùng so với kỳ trước và 381,093 USD/tấn dầu mazút 180CST 3.5S, giảm 33,301 USD/tấn so với kỳ trước.

 
 
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 31.3, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã âm hơn 620,6 tỉ đồng. Tổng số trích quỹ bình ổn giá trong quý 1/2019 (từ ngày 1.1 – 31.3.2019) là 1.659 tỉ đồng.

 
Do đó, liên bộ quyết định thực hiện tăng mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5RON92 lên mức 300 đồng/lít; trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng RON95 và các loại dầu lên mức 900 đồng/lít,kg, đồng thời không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu.
 
Sau khi thực hiện việc trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu nêu trên, liên bộ quyết định điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: xăng RON95-III giảm 1.085 đồng/lít, xăng E5RON92 giảm 986 đồng/lít, dầu diesel 0.05S giảm 737 đồng/lít, dầu hoả giảm 614 đồng/lít và dầu ma zút 180CST 3.5S giảm 239 đồng/kg.
 

Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường từ 15 giờ chiều 17.6 như sau: xăng E5RON92 không cao hơn 19.233 đồng/lít, xăng RON95-III không cao hơn 20.134 đồng/lít, dầu diesel 0.05S không cao hơn 16.657 đồng/lít, dầu hoả không cao hơn 15.611 đồng/lít và dầu mazút 180CST 3.5S không cao hơn 15.115 đồng/kg.

 
Công bố của liên bộ Công thương – Tài chính trong thông báo phát đi chiều 17.6 về điều hành xăng dầu thì bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành này đã giảm rất sâu. Xăng RON92 giảm tới hơn 9 USD/thùng, xăng RON95 cũng giảm 9,141 USD/thùng so với kỳ trước. Các mặt hàng dầu cũng giảm từ 7,85 – 8,589 USD/thùng tùy theo loại. Nếu xét về tỷ lệ phần trăm thì mức giảm đều lên đến 2 con số (trên 10%). Đây là mức giảm rất mạnh và là tiền đề để cơ quan quản lý cho giảm giá bán lẻ sâu, sau khi xăng tăng giá liên tục trong suốt tháng 4, đầu tháng 5 và chỉ bắt đầu giảm nhỏ giọt từ nửa cuối tháng 5.

Bất thường tăng trích lập gấp 3 lần

Tuy nhiên, điều bất ngờ là cơ quan quản lý quyết định trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng RON95 và các loại dầu lên mức kỷ lục – tới 900 đồng/lít khiến cả giới chuyên gia cũng ngạc nhiên.
 
Một chuyên gia, từng có nhiều năm điều hành xăng dầu, cho biết thông thường trích lập quỹ chỉ khoảng 300 đồng/lít (như đang áp dụng với xăng E5RON92 tại kỳ điều hành này) thì việc trích lập tới 900 đồng/lít cho các mặt hàng còn lại là… rất bất thường!
 
“Chúng ta nên nhớ rằng Quỹ bình ổn là tiền người dân bỏ ra. Nên việc trích lập cao như vậy là khiến người tiêu dùng đang thiệt đơn thiệt kép. Thiệt lần đầu là phải móc hầu bao để trích lập quỹ, thiệt lần 2 nữa là đáng ra nếu trích lập 300 đồng thì các mặt hàng còn lại đã có thêm cơ hội để giảm giá thêm 600 đồng nữa. Nếu trích quỹ càng nhiều thì cơ hội giảm giá càng ít đi”, chuyên gia này phân tích.
 
Trong khi đó, trả lời Thanh Niên, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu, thậm chí đã nói rằng trích lập quỹ mức kỷ lục vậy là “chết dân”.
 
Ông Ruệ cho rằng đây là hệ quả của việc xả quỹ một cách bất hợp lý khiến các đầu mối bị âm quỹ thời gian qua. Theo ông, quan điểm của hiệp hội đã thể hiện rất nhiều lần là nên bỏ quỹ bình ổn, bởi “công cụ này” đã làm méo mó thị trường xăng dầu, và trong trường hợp tại kỳ điều hành này thì lợi ích của người dân đã bị ảnh hưởng. Theo đó, vấn đề chính nằm ở chỗ điều hành thiếu nhịp nhàng trong một thời gian dài, khiến quỹ bình ổn bị lạm dụng dẫn đến âm nặng.
 
 
 
CHÍ HIẾU