04/01/2025

Thí sinh cần chuẩn bị những gì trước kỳ thi THPT Quốc gia?

Còn khoảng một tuần nữa là các em học sinh lớp 12 cả nước sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Đây là kỳ thi rất quan trọng, bởi từ đây các em sẽ xác định cho mình những hướng đi tiếp theo…

 

Thí sinh cần chuẩn bị những gì trước kỳ thi THPT Quốc gia?

Còn khoảng một tuần nữa là các em học sinh lớp 12 cả nước sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Đây là kỳ thi rất quan trọng, bởi từ đây các em sẽ xác định cho mình những hướng đi tiếp theo…
 
 
 
 
 

Các em học sinh lớp 12 của Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM tự tin, thoải mái trước Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 /// Lê Thanh

Các em học sinh lớp 12 của Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM tự tin, thoải mái trước Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019    LÊ THANH

 

 
 
Vậy, trước bước ngoặc như thế các em học sinh lớp 12 cần chuẩn bị, cũng như nên lưu ý những gì trước kỳ THPT quốc gia quan trọng thi này? Theo chuyên viên tâm lý, thạc sĩ Giáo dục Chế Dạ Thảo, để có được tâm lý tự tin bước vào kỳ thi THPT quốc gia, các bạn học sinh cần có sự chuẩn bị thật tốt những yếu tố sau đây: Đối với sức khoẻ, các em nên lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt và đặc biệt là giấc ngủ.
 
“Trong việc ăn uống, cần chia ra nhiều bữa nhỏ đa dạng và đầy đủ chất nhằm cung cấp kịp thời năng lượng cho não bộ và cơ thể các em trong những ngày ôn thi. Hạn chế ăn thức ăn lạ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có thể gây dị ứng. Còn về giấc ngủ, phải đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ sâu và ngủ đúng giờ, tránh việc thức khuya vì rất có hại cho sức khoẻ của các em. Chất lượng giấc ngủ ngoài việc giúp cơ thể nghỉ ngơi tái tạo năng lượng còn giữ cho các em được tỉnh táo và minh mẫn hơn khi học và làm bài thi”, thạc sĩ Dạ Thảo chia sẻ.
 
Thí sinh cần chuẩn bị những gì trước kỳ thi THPT Quốc gia? - ảnh 1

Thí sinh của huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau giờ thi môn văn trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018   LÊ THANH

 
 
Còn về mặt kiến thức, các em học sinh cần có sự chuẩn bị ra sao? Thạc sĩ Dạ Thảo, cho biết: “Ưu tiên sử dụng các phương pháp hệ thống kiến thức đi vào việc hiểu nội dung thay vì học thuộc lòng. Muốn làm tốt điều này, các em học sinh cần có kế hoạch hợp lý thời gian ôn từng môn học, không học dồn, học lệch. Hãy dành thời gian để giải các đề thi trước đó hoặc dạng bài tập tương tự để rèn luyện phản xạ và kỹ năng làm bài thi, và cũng để các em quen thuộc với hình thức thi giảm bớt sự hồi hộp lo âu”.
 
Thạc sĩ Dạ Thảo, khuyên: “Trước thi 2 ngày, học sinh lưu ý không nên ôn thêm nhiều kiến thức tránh bị quá tải mà hãy thư giãn và nghỉ ngơi. Các em có thể gặp gỡ bạn bè hoặc trò chuyện với gia đình để giảm áp lực, tuyệt đối tránh xa các hoạt động mạnh hoặc nhiều cảm xúc. Còn trong phòng thi, thí sinh lưu ý nghe theo sự hướng dẫn của giám thị, đọc kỹ đề, phân tích và tận dụng từng bài tập nhỏ từ dễ đến khó và hãy cố gắng hết sức của mình có thể”.
 
Còn theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Long, Phó giám đốc Phân viện miền Nam (Học viện Thanh thiếu niên VN), bản thân các em học sinh cần định rõ các môn học và những kiến thức học liên quan đến vấn đề ôn tập. “Hãy nhớ rằng mỗi con người chỉ có một vài thế mạnh của bản thân vì thế hãy ý thức rằng không phải môn học nào cũng là môn sở trường, không phải kiến thức ở lĩnh vực nào mình cũng thuộc vào hàng “siêu đẳng” để rồi luôn dồn ép bản thân phải học đều và giỏi các môn”, tiến sĩ Long, nói.
 
Tiến sĩ Long cũng khuyên: “Trong thời gian này, mỗi em học sinh nên tự kiểm nghiệm lại bản thân để tìm ra những kiến thức mình còn băn khoăn hoặc chưa hiểu chỗ nào để liên lạc ngay với bạn bè hay thầy cô giáo cũ để được tư vấn và có sự hỗ trợ kịp thời. Việc trò chuyện với người khác trong thời gian này cũng là một cách rất hữu hiệu trong việc rèn luyện trí nhớ và cảm xúc trong cuộc sống. Các thí sinh hãy thật sự nghiêm túc đầu tư cho mùa thi nhưng không nên quá cầu toàn. Hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp cho tương lai để dẹp bỏ những suy nghĩ vu vơ, tránh những xáo động không cần thiết và hãy suy nghĩ tích cực để thấy nhẹ nhàng”.
 
Thí sinh cần chuẩn bị những gì trước kỳ thi THPT Quốc gia? - ảnh 3

Thí sinh ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước ôn lại bài trước khi bước vào thi môn vật lý trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018   LÊ THANH

 

Ở góc độ khác, thạc sĩ công tác xã hội Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Tương Lai (TP.HCM), nói: “Các em học sinh nên ôn bài theo một thời khóa biểu thông minh. Tức có giờ học, giờ vui chơi giải trí, thể dục thể thao…chứ không chỉ tập trung hết thời gian vào việc học sẽ tạo tâm lý nhàm chán hoặc căng thẳng”
 
Theo thạc sĩ Minh Hải, khi các em ôn tập tại nhà sẽ gặp những nội dung bài học khó thì nên trao đổi ngay với bạn học hoặc thầy cô mà mình biết để có thêm ý kiến tham khảo. Và nên chọn một địa điểm yên tĩnh ở nhà như: phòng riêng, phòng đọc sách… để ôn bài nhằm trách bị tiếng ồn hoặc bị người khác chi phối làm mất tập trung. “Nếu nhà quá đông người ồn ào không có chỗ riêng tư thì các em nên ra bên ngoài công viên, thư viện, bờ sông… để có nơi yên tĩnh ôn bài”, ông Hải chỉ cách.
 
Trong ngày thi THPT quốc gia, thạc sĩ Minh Hải khuyên: “Thí sinh nên đến sớm trước giờ thi khoảng 60 phút để tránh bị trễ giờ thi do những yếu tố khách quan như kẹt xe hoặc có thể xe bị hư hỏng trên đường đi chuyển. Trước khi các em bước vào phòng thi nên hít thở sâu khoảng 2-3 phút; cười và nói ra những câu tích cực để đầu óc thoải mái nhằm tránh căng thắng ảnh hưởng đến tâm lý khi làm bài”.
 
 
 
LÊ THANH