Chất béo bão hoà có lượng calo cao với ít giá trị dinh dưỡng và không có tác dụng gì đối với cơ thể. Tự kiểm soát bữa ăn của mình là cách duy nhất để tuân thủ “sứ mệnh” giảm cân bởi vì ngay cả những đam mê nhỏ cũng có thể dẫn đếntăng cân và tăng lượng đường huyết.
Trong Hướng dẫn chế độ ăn uống 2015-2020 cho người Mỹ, các chuyên gia giải thích rằng thực phẩm hỗn hợp chứa cả phô mai và thịt có hàm lượng chất béo bão hòa cao nhất và, bất cứ khi nào có thể, những thực phẩm này phải được thay thế bằng chất béo không bão hoà để không ảnh hưởng đến lượng calo hấp thu.
Để duy trì con đường giảm cân và đạt được mục tiêu, có một số loại thực phẩm nhất định cần phải tránh dưới đây, theo Medical Daily.
Nước trái cây và đồ uống ngọt
Vì đường có nhiều với nhiều tên như xi rô ngô, chất làm ngọt ngô, xi rô mạch nha, đường trehalose và đường turbinado, nên đôi khi rất khó để nhận ra thành phần này trên nhãn dinh dưỡng.
Nhưng nhận thức là quan trọng vì một nửa lượng đường trong chế độ ăn uống hằng ngày đến từ đồ uống ngọt.
Thịt chế biến
Hướng dẫn chế độ ăn uống của Mỹ khuyến nghị 750 gram thịt nạc, hoặc thịt gia cầm hoặc trứng mỗi tuần. Thịt nạc, thịt gia cầm nạc và trứng có lợi cho sức khỏe hơn thịt chế biến vì chúng không gây ra bệnh tiểu đường loại 2, béo phì và ung thư.
Thức ăn nhanh và đồ ăn nhẹ chế biến
Chất béo bão hòa có trong khoai tây chiên, hamburger, bánh quy giòn và đồ ăn nhẹ chế biến khác. Một nghiên cứu tại Iran đã được thực hiện trên 300 sinh viên Iran được lấy ngẫu nhiên từ hai trường đại học nổi tiếng ở Qom vào mùa xuân năm 2015 để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa béo phì và thói quen ăn thức ăn nhanh cho thấy tỷ lệ béo phì trung bình là 21,3% trong số các sinh viên tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu kết luận rằng ăn thức ăn nhanh ảnh hưởng đến tỷ lệ eo – hông nhiều hơn so với ảnh hưởng đến chỉ số cân nặng – BMI. Dựa trên tỷ lệ eo – hông, tỷ lệ béo phì là 33,2%. Khi tìm hiểu mức độ thường xuyên ăn thức ăn nhanh, nghiên cứu cho thấy tổng cộng 72,4% đam mê đồ ăn nhanh ít nhất một lần trong tháng trước khi nghiên cứu, theo Medical Daily.
Gạo trắng và mì ống
Chỉ số đường huyết (GI) là một thông số so sánh được sử dụng để đo lường cách thức thực phẩm cụ thể làm tăng mức đường huyết so với các loại thực phẩm khác.
Các carbohydrate như bánh mì trắng, gạo trắng và mì ống có GI cao từ 70 trở lên, do đó chỉ nên ăn với số lượng ít hơn. Và đậu, khoai mỡ, đậu lăng, khoai lang, trái cây và rau không có tinh bột có GI thấp dưới 55.
Gạo trắng và mì trắng không có nhiều chất xơ và protein, vì vậy dinh dưỡng bị hạn chế và chúng cũng không mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Kiểm soát lượng carbohydrate là một cách để sống sót sau bệnh tiểu đường, vì loại carbohydrate này ảnh hưởng đến mức đường huyết. Kết hợp thực phẩm GI cao với thực phẩm GI thấp là cách tốt nhất cho chế độ ăn uống cân bằng, theo Medical Daily.
Kem
Kem có hàm lượng calo và đường cao. Nó chủ yếu góp phần làm tăng mức đường huyết và béo phì. Nó cũng không cung cấp chất xơ và protein. Thay thế kem bằng trái cây đông lạnh và sữa chua cho món tráng miệng là một lựa chọn lành mạnh hơn khi cố gắng giảm cân, theo Medical Daily.
NGỌC LAM