Thi mà 95-97% học sinh đậu tốt nghiệp thì có cần thi THPT quốc gia?
Theo cử tri, những tiêu cực thi THPT vừa qua dễ làm xã hội mất niềm tin đối với chất lượng đào tạo từ phổ thông đến đại học…
Thi mà 95-97% học sinh đậu tốt nghiệp thì có cần thi THPT quốc gia?
Theo cử tri, những tiêu cực thi THPT vừa qua dễ làm xã hội mất niềm tin đối với chất lượng đào tạo từ phổ thông đến đại học…
Học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Khuyến, Q.10, TP.HCM đang nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH năm 2019 – Ảnh: NHƯ HÙNG
Dự thảo Luật giáo dục (sửa đổi) gồm 10 chương, 119 điều, trong đó một số nội dung cơ bản đã được tiếp thu chỉnh lý như: về triết lý giáo dục, chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và thi tốt nghiệp THPT, vấn đề đầu tư, tài chính trong giáo dục…
Riêng kỳ thi THPT quốc gia, nhiều ý kiến tiếp tục băn khoăn có nên giữ kỳ thi này?
Theo TS Hoàng Đức Bình (đại diện Trường đại học UCN, Đan Mạch tại Việt Nam), với hai mục tiêu chính của kỳ thi THPT quốc gia hiện nay là để xét tốt nghiệp THPT và để xét tuyển vào các trường đại học thì gần như không cần tiếp tục tổ chức kỳ thi này nữa. Do có thi cũng 95-97% đậu tốt nghiệp và các trường đại học hiện nay đã chủ động có kỳ thi riêng hoặc có phương án tuyển sinh riêng theo xu hướng tự chủ.
Về xét tuyển đại học, nếu có một kỳ thi độc lập của bên thứ 2, kiểu như SAT của Mỹ, cung cấp thêm một nguồn đánh giá để xét tuyển là rất tốt.
“Tôi cho rằng quan điểm dùng kỳ thi để quản lý hệ thống giáo dục, để làm cho người học chịu học trở thành không đúng nữa vì khi có nó, việc quản lý hệ thống vẫn không hiệu quả và có thi như những năm vừa qua người tham gia và đạt kết quả kỳ thi vẫn không đáp ứng được mong đợi của xã hội”, ông Bình nói.
TS Lê Văn Út (trưởng phòng quản lý và phát triển khoa học công nghệ Trường đại học Tôn Đức Thắng) cho rằng nếu Bộ GD-ĐT thật sự muốn có một kỳ thi công bằng và nghiêm túc thì có thể để các trường đại học tổ chức thi và quan trọng là để cho chính các đại học tổ chức chấm thi luôn, vì bây giờ chủ yếu thi trắc nghiệm nên việc các đại học tổ chức chấm thi cũng không khó khăn gì.
“Thực tế chúng ta đã có lần làm như thế và tỉ lệ tốt nghiệp là khá thấp so với trong thời gian gần đây, nhưng chúng ta có thể có niềm tin rằng đó là kết quả khách quan và phản ánh đúng năng lực của học sinh. Và như thế chúng ta mới có thể phân luồng học sinh vào các đại học theo đúng năng lực của các em.
Những tiêu cực thi THPT vừa qua dễ làm xã hội mất niềm tin đối với chất lượng đào tạo từ phổ thông đến đại học”, ông lưu ý.
Đừng làm khó nhà đầu tư giáo dục
“Khoản 2 điều 49 quy định về điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục, theo đó nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện, trong đó có điều kiện là đất đai. Quy định như vậy có thể chưa phù hợp với thực tế và không tương thích với các văn bản pháp lý quy định về đầu tư” – đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) nêu vấn đề.
Theo ông Thịnh, “quy định như thế này thì nhà đầu tư buộc phải có đất đai mới được cấp phép hoạt động. Trên thực tế nhiều nhà đầu tư không thuê đất, mà thuê cơ sở vật chất của nhà đầu tư cơ sở hạ tầng với thời hạn lâu dài, như vậy nhà đầu tư không thể có đất đai”.
Từ phân tích nêu trên, đại biểu Thịnh đề nghị bổ sung, sửa đổi nội dung này như sau: “Có đất đai hoặc có hợp đồng thuê cơ sở vật chất”. (LÊ KIÊN)