Gắn mào taxi công nghệ làm giảm sự sẵn sàng tham gia của đơn vị vận tải
Việc yêu cầu gắn biển điện tử với xe hợp đồng dưới 9 chỗ trong Nghị định 86 sẽ làm giảm sự sẵn sàng tham gia của các đơn vị vận tải, đưa thị trường kinh doanh taxi trở lại thời điểm trước khi xuất hiện loại hình kinh doanh sử dụng công nghệ.
Gắn mào taxi công nghệ làm giảm sự sẵn sàng tham gia của đơn vị vận tải
Việc yêu cầu gắn biển điện tử với xe hợp đồng dưới 9 chỗ trong Nghị định 86 sẽ làm giảm sự sẵn sàng tham gia của các đơn vị vận tải, đưa thị trường kinh doanh taxi trở lại thời điểm trước khi xuất hiện loại hình kinh doanh sử dụng công nghệ.Đây là một trong 4 nội dung được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng ký văn bản gửi Thủ tướng góp ý dự thảo Nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô dưới 9 chỗ (Nghị định 86 mới).
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng để tạo điều kiện cho công nghệ số có khả năng đem lại nhiều lợi ích mới cho xã hội, thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao hiệu quả và chất lượng, các nước trên thế giới như Anh, Đức, Singapore, Indonesia… đều đã nỗ lực xây dựng và thực hiện các mô hình, phương thức quản lý mới.
Theo văn bản, Bộ Thông tin và Truyền thông có ý kiến cần xem xét lại những đơn vị cung cấp nền tảng (platfrom) như Grab, Uber, GoViet… là một chủ thể riêng biệt, ngoài những chủ thể được qui định như hiện nay.
Khi xuất hiện các đơn vị cung cấp platform, hoạt động kinh doanh taxi có 4 chủ thể chính là công ty vận tải (hoặc hợp tác xã vận tải), đơn vị cung cấp nền tảng, người dân và cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong 4 chủ thể đó, công ty vận tải và đơn vị cung cấp nền tảng kết hợp lại cung cấp cho người dân một loại dịch vụ tương đương việc của doanh nghiệp taxi. Công ty vận tải và đơn vị cung cấp nền tảng không tự mình thực hiện tất cả công đoạn giống taxi truyền thống mà làm một số công đoạn nhỏ.
Mô hình kinh doanh mới đem lại cho người dân những lợi ích như minh bạch về giá cước và lộ trình, giá cước phù hợp với nhu cầu của người dân, chất lượng phục vụ được nâng cao…
Tuy nhiên cần nhìn nhận đơn vị cung cấp nền tảng như một chủ thể riêng biệt, không quy chiếu vào những chủ thể theo mô hình truyền thống.
Bên cạnh đó, để quản lý chủ thể cung cấp nền tảng kinh doanh vận tải, cần có những qui định riêng và phù hợp với chủ thể này, đảm bảo tương ứng với các công đoạn trong hoạt động kinh doanh taxi mà đơn vị này trực tiếp thực hiện.
Đồng thời, để quản lý nhà nước đối với những hoạt động kinh doanh sử dụng công nghệ, cơ quan quản lý cần sử dụng chính công nghệ quản lí và giám sát.
“Thay vì yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử cho “Bảng đèn hiệu” hoặc biển số khác màu, cơ quan quản lí hoàn toàn có thể yêu cầu đơn vị cung cấp nền tảng đảm bảo khả năng truy cập vào dữ liệu những xe vẫn tải đang tham gia trong mô hình.
Một trường hợp khác, cơ quan quản lí có thể yêu cầu đơn vị tham gia nền tảng chỉ đề xuất lộ trình cho xe hợp đồng đúng qui định về tuyến đường và thời gian vận chuyển… Tất cả lô tình phải được lưu lại để truy xuất trong trường hợp thanh, kiểm tra. Đây là một hình thức dùng công nghệ để hiện hậu kiểm thay vì tiền kiểm” – văn bản ký nêu.
Ngoài ra, Bộ Thông tin và truyền thông cũng đề xuất cần tăng khả năng cạnh tranh cho những mô hình taxi truyền thống thay vì giảm khả năng cạnh tranh của những mô hình taxi sử dụng công nghệ. Việc yêu cầu gắn biển điện tử với xe hợp đồng dưới 9 chỗ trong Nghị định 86 sẽ làm giảm sự sẵn sàng tham gia của các đơn vị vận tải, đưa thị trường kinh doanh taxi trở lại thời điểm trước khi xuất hiện loại hình kinh doanh sử dụng công nghệ.
Thay vào đó, cơ quan quản lí có thể tăng tính cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh taxi truyền thống bằng các qui định mới phù hợp.
Ví dụ: Nếu hành khách hàng đặt taxi truyền thống qua phần mềm của hãng, khi mà các điều kiện minh bạch về lộ trình và giá cước được đảm bảo, thì cũng cho phép hàng taxi và khách hàng có thể thoả thuận giá cho phù hợp, thay vì sử dụng giá niêm yết.
Giá niêm yết vẫn tiếp tục áp dụng cho trường hợp khách vậy và vận chuyển theo đồng hồ.
Dự thảo nghị định 86 sửa đổi đã được Bộ Giao thông vận tải triển khai bổ sung, lấy ý kiến và trình đến lần thứ 8 trong 3 năm nay và đến nay vẫn chưa được ban hành.
Cho rằng dự thảo nghị định vẫn còn nhiều điểm bất cập, Grab cũng có nhiều đề xuất đến Bộ GTVT, trong đó cần xoá bỏ những qui định gây tốn kém, tăng chi phí cho doanh nghiệp như thực tế là không cần thiết.
Mới đây nhất, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu làm rõ thêm về bản chất của các loại hình vận tải ứng dụng phần mềm Grab, Uber… để có quy định quản lý cho phù hợp, bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh công khai, công bằng, minh bạch.