Tại sao người Việt làm nhiều vẫn nghèo, người Anh làm ít vẫn giàu?
Người Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước làm việc chăm chỉ nhất thế giới nhưng mâu thuẫn là chúng ta vẫn nghèo so với nhiều nước có số giờ làm việc ít hơn hẳn. Vì sao như vậy?
Tại sao người Việt làm nhiều vẫn nghèo, người Anh làm ít vẫn giàu?
Tác giả cùng GS Alan Hudson HẠO ANH
Chăm chỉ và hiệu quả
Thống kê những thành phố chăm chỉ nhất thế giới STATISTA
Những nước có hiệu suất làm việc cao nhất thế giới STATISTA
Nhầm lẫn về năng suất
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng GS. Alan Hudson (Giám đốc chương trình Lãnh đạo và Chính sách công, Thành viên của Kellogg College, ĐH Oxford) về vấn đề này.
GS Alan Hudson cho biết năng suất là sản xuất nhiều hơn trong cùng một khoảng thời gian, không phải là đếm số giờ bạn làm việc. Chính vì nhầm lẫn này mà ở một số nước đang phát triển, nhiều người lao động có mức lương thấp cố gắng làm thêm giờ hoặc làm thêm việc. Điều này thường gây bất lợi cho sức khỏe. Tại nhóm lao động tầm trung bạn có thể bắt gặp hiện tượng “giả vờ” nghĩa là người đó không thực sự lao động nhưng lại không muốn nghỉ việc.
Ngoài ra còn có thêm hiện tượng 996 được biết đến tại Trung Quốc, nghĩa là người lao động làm việc từ chín giờ sáng tới chín giờ tối trong 6 ngày/tuần. Điều này có nghĩa là người lao động làm việc lao động chăm chỉ vì sợ mất việc hoặc thể hiện sự cam kết đối với công việc. Nhưng việc chăm chỉ không đồng nghĩa với năng suất lao động tăng. Chúng ta cần nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng kiệt quệ.
Trả lời câu hỏi vì sao người dân không làm nhiều hơn nhưng nền kinh tế nước Anh vẫn ổn định, GS Alan Hudson cho biết nền kinh tế Anh có mức độ phát triển cao. Mặc dù có nhiều công việc kỹ năng thấp trong các khu vực kinh tế chính, tuy vậy năng suất của nhóm này không hề thua kém lực lượng lao động có tay nghề cao.
Các bộ phận thực sự hiệu quả của nền kinh tế Vương quốc Anh có lẽ ở các dịch vụ tài chính và phát triển phần mềm. Trong khi đó, các y tá làm việc rất nhiều giờ và không được khen thưởng. “Vì vậy, trên hết tôi sẽ khuyến khích đầu tư để tăng năng suất trong các lĩnh vực quan trọng và sau đó khuyến khích phần lớn mọi người làm việc ít giờ hơn”, GS Alan Hudson khuyên.
Ngoài ra, so sánh tương quan giữa các ngành đóng góp cho GDP ở Anh cũng cho thấy ngành giáo dục ĐH có kích thước tương đương với lĩnh vực dịch vụ pháp lý, chỉ thấp hơn một chút so với dịch vụ chăm sóc tại nhà, và cao hơn so với quảng cáo và thị trường ngành nghiên cứu. Đặc biệt, ngành này lớn hơn đáng kể so với sản xuất máy tính, dược phẩm cơ bản ngành và ngành vận tải hàng không.
Đóng góp của giáo dục đối với nền kinh tế nước Anhn nUNIVERSITY UK
Theo GS Alan Hudson, vai trò quan trọng hơn của giáo dục là để phát triển những công dân hiểu biết để họ thực sự quan tâm đến xã hội họ đang sống. Đây là nguồn gắn kết xã hội tốt nhất. Cần nhấn mạnh đến chất lượng giáo dục cho đến 18 tuổi và cơ hội quay trở lại việc học sau này và giảm thiểu nhóm người đi học ĐH chỉ vì họ không biết họ muốn làm gì. Như vậy mới giảm được tình trạng “làm nhiều vẫn nghèo”!
Trường đại học đóng góp quan trọng vào nền kinh tế
Theo số liệu nghiên cứu của tổ chức Universities UK mang tên “Tác động của các trường ĐH lên nền kinh tế Anh” thực hiện vào năm 2013, cho thấy giáo dục là một phần cốt lõi của cơ sở hạ tầng của nền kinh tế tại Anh. Theo đó, giáo dục bậc cao đóng góp tương đương 2,8% GDP của Anh năm 2011, và tỷ lệ tăng trưởng đều đặn là 15% vào những năm 2014-2015, các trường ĐH thuộc Vương quốc Anh tạo ra 95 tỉ bảng cho nền kinh tế đất nước và tạo ra hơn 940.000 việc làm trên toàn nước này.
|
HẠO ANH