28/01/2025

Phụ huynh coi chừng con… ‘mùa đuối nước’!

Những cái chết thương tâm của trẻ vì đuối nước liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây là bài học cảnh tỉnh cho phụ huynh.

 

Phụ huynh coi chừng con… ‘mùa đuối nước’!

Những cái chết thương tâm của trẻ vì đuối nước liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây là bài học cảnh tỉnh cho phụ huynh.
 
 
 

Phu huynh nên cho trẻ học bơi từ nhỏ /// Khả Hòa

Phu huynh nên cho trẻ học bơi từ nhỏ  KHẢ HOÀ

 

Liên tiếp xảy ra đuối nước thương tâm

Vào ngày 14.4, 3 học sinh gồm: H.C.H (7 tuổi) và 2 anh em ruột là N.A.K (8 tuổi), N.Đ.K, N.Đ.K (6 tuổi), đều ngụ tại Thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) rủ nhau ra hồ nước câu cá. Vì trời nắng nóng nên các em đã xuống hồ tắm, sau đó 3 em đều đuối nước, tử vong.


Một số người dân trực tiếp tham gia cứu nạn cho biết sau khi nghe tiếng tri hô, nhiều người đã đến hồ nước và nhảy xuống tìm kiếm 3 em. Khi vớt được các nạn nhân, dù đã nỗ lực sơ cứu nhưng cả ba em đều đã tử vong trước đó.

 
Cùng ngày, một nhóm 4 em nhỏ rủ nhau ra bãi biển xã Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) và 2 cháu bé đã bị đuối nước thương tâm.
 
Trước đó, vào ngày 12.4, em Huỳnh Bảo Toàn (13 tuổi), học sinh lớp 7, Trường THCS Trần Thế Sinh, xã Thạnh Đức, H.Bến Lức (Long An) rủ bạn học chung trường ra vàm sông Thủ Đoàn, thuộc khu vực ấp 5, xã Thạnh Đức, tắm. Lúc đó, nước đang lên cao và chảy mạnh, nhưng Toàn vẫn bơi ra xa. Một lúc sau, khi em bơi vào thì đuối sức, chỉ còn cách bờ khoảng 2 m thì bị chìm dần.
 
Phát hiện Toàn bị chìm, bạn em liền chạy lên bờ kêu cứu, nhưng không kịp. Đến ngày 13.4, thi thể của Toàn mới được tìm thấy cách khu vực em bị đuối nước khoảng 100 m.

Phụ huynh nên làm gì?

Ngay sau những tai nạn đuối nước thương tâm này xảy ra, nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng. Đặc biệt là đối với những gia đình sống gần sông, kênh, rạch.
 
Phụ huynh coi chừng con... 'mùa đuối nước'! - ảnh 2

Nên cho trẻ đi học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước đúng cách  KHẢ HOÀ

 
Anh Lê Văn Toàn, ngụ tại chung cư Thanh Đa, P.27, Q.Bình Thạnh (TP.HCM), cho biết cảm thấy bất an. “Bởi gần khu vực nhà tôi có sông lớn. Con tôi cũng hay thích nhảy xuống tắm, nên mấy ngày nay tôi cảm thấy lo lắng”.
 
Theo chị Nguyễn Thị Tuyết, ngụ tại 68/15 Nguyễn Văn Lạc, P.19, Q.Bình Thạnh (TP.HCM), ở cầu Thị Nghè, vào mỗi buổi trưa, có không ít trẻ thản nhiên nhảy từ trên cao xuống nước để tắm. “Như thế là rất nguy hiểm, và có thể dẫn đến những tai nạn đuối nước”, chị Tuyết cho biết.
 
Chị Trần Thị Trang, nhà ở 4/5/8 đường số 10, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức (TP.HCM) cũng nói đang vào mùa hè, trời nóng dần lên, nên việc trẻ lén phụ huynh để đi tắm sông, tắm kênh… là điều rất có thể xảy ra.
 
“Chính vì thế, theo tôi thì phụ huynh cần để ý con em nhiều hơn. Chứ lơ là, con trốn đi tắm thì rất nguy hiểm”, chị Trang nói.
 
Vậy theo chị thì phụ huynh phải quản lý con em mình như thế nào về vấn đề này? “Cấm tuyệt đối con em không được đến nơi ao, hồ, sông suối. Phải nhắc đi nhắc lại, răn đe thường xuyên. Ngoài ra, lúc nào cũng phải giám sát con cái”, chị Trang trả lời.
 
Chị Trang cũng khuyên: “Theo tôi, phu huynh cần phải cho con đi học bơi từ nhỏ. Điều này vừa giúp sức khoẻ con tốt hơn, mà còn là một trong những cách để phòng ngừa những tai nạn về đuối nước.
 
Anh Nguyễn Văn Thạch, nhà ở lô C, chung cư Ngô Tất Tố, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, nói: “Bên cạnh cho trẻ đi học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước, thì các phụ huynh dành nhiều thời gian chăm sóc con, giám sát con chặt chẽ, luôn căn dặn con tuyệt đối không được đi tắm ở sông, suối, ao, hồ…”.
 
Ngoài ra, anh Thạch còn đề xuất: “Theo tôi thì các trường học cũng phải thường xuyên lưu ý học sinh về điều này. Phải cảnh báo học sinh để các em không được trốn đi tắm sông, suối, không nên chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước. Tại các khu vực sông, suối, chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng cần có những biển cấm lại gần hoặc cấm bơi…”.
 
 
LÊ THANH