18/11/2024

Dạy học sinh biết cách… yêu!

Một nhóm học sinh THPT tại TP.HCM thực hiện cuộc khảo sát, với câu hỏi: ‘Ở lứa tuổi THPT có nên yêu hay không?’. Kết quả nhận được là: 76% cho rằng “nên yêu” và 24% đưa ra ý kiến dè chừng “chưa nên”. Với câu hỏi cho cùng đối tượng này: “Bạn đã từng yêu đơn phương?”. Kết quả: 75% thừa nhận rằng có.

 

Dạy học sinh biết cách… yêu!

Một nhóm học sinh THPT tại TP.HCM thực hiện cuộc khảo sát, với câu hỏi: ‘Ở lứa tuổi THPT có nên yêu hay không?’. Kết quả nhận được là: 76% cho rằng “nên yêu” và 24% đưa ra ý kiến dè chừng “chưa nên”. Với câu hỏi cho cùng đối tượng này: “Bạn đã từng yêu đơn phương?”. Kết quả: 75% thừa nhận rằng có.
 
 
 
 
Một buổi học về tâm lý học đường tại Trường THPT Marie Curie TP.HCM /// KIỀU BÙI

Một buổi học về tâm lý học đường tại Trường THPT Marie Curie TP.HCM   KIỀU BÙI

 

Đa số người lớn ngăn cấm học sinh yêu

Đây là thực tế rất phổ biến trong lứa tuổi học sinh (HS) phổ thông, tuy nhiên không phải mọi phụ huynh và giáo viên (GV) nhìn nhận đúng về tình cảm này của các em.
 

Một GV kể, trong buổi họp phụ huynh giữa năm học, phụ huynh của HS lớp 11 phàn nàn về việc con mình yêu một bạn nữ trong lớp, và yêu cầu GV giúp đỡ bằng cách ngăn cấm, làm sao tách hai em này ra. Bởi vì, theo phụ huynh này, yêu như thế là quá sớm, là không tốt, ảnh hưởng xấu đến việc học hành. Ý kiến của phụ huynh này làm cho buổi họp xôn xao hẳn lên, nhiều phụ huynh không ngớt bàn tán. “Qua trao đổi, tôi thấy đa số phụ huynh không đồng tình chuyện con em họ yêu. Nhiều phụ huynh còn tỏ ra gay gắt, quyết liệt. Họ xem việc con họ biết yêu khi đang đi học phổ thông là một tai họa lớn”, GV này nói.

 
Đa số GV cũng phản đối việc học trò yêu nhau vì theo họ, HS yêu chỉ thấy toàn phiền toái: học hành sa sút, gây gổ, đánh nhau, nhiều em “vượt rào” dẫn đến hệ lụy không tốt. Cho nên một số GV thường tìm cách tách các cặp đôi trong lớp. Nhiều trường phổ thông chủ trương không xếp nam nữ ngồi chung một bàn là vì sợ “lửa gần rơm lâu ngày sẽ cháy”.
 
Thế nhưng, không thể phủ định, ngăn cấm hay áp đặt này nọ việc HS yêu ở lứa tuổi THPT. Đó là một dạng tình cảm trong sáng, hồn nhiên và tự nhiên phải có của tâm sinh lý lứa tuổi giai đoạn này. Nhiều khi việc ngăn cấm không đúng cách của nhà trường, phụ huynh có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Không cấm thì phải dạy

Không cấm được thì phải chỉ cho các em biết cách… yêu. Trong nhà trường có nhiều bài học hay về đề tài tình yêu, về hôn nhân và pháp luật của bộ môn giáo dục công dân. Hầu hết các trường đều có những buổi sinh hoạt, ngoại khóa về vấn đề sức khoẻ tâm thần, về tâm sinh lý lứa tuổi mới lớn, các bài học môn sinh về giới tính. Hay những bài thơ viết về đề tài tình yêu trong chương trình THPT đều rất ý nghĩa cho việc giáo dục HS. Làm sao để HS được biết nhiều hơn về tình yêu, cần được chỉ bảo nhiều hơn để được yêu nhưng đúng cách? Yêu mà không để lại những hệ lụy đáng tiếc?
 
Dạy học sinh biết cách... yêu! - ảnh 2

Một giờ học văn với chuyên đề cách ứng xử trong tình yêu tại Trường THPT Tây Thạnh(TP.HCM)  TRẦN NHÂN TRUNG

Chẳng hạn, vừa qua, cô Hồ Thị Kim Sinh và thầy Huỳnh Lợi Tài (GV tổ văn, Trường THPT Tây Thạnh, TP.HCM), cùng với HS lớp 11 có buổi học chuyên đề khá lý thú với tiêu đề “Cách ứng xử trong tình yêu tuổi học trò qua một số tác phẩm văn học…”. Nội dung chuyên đề gồm 5 phần, lấy cảm hứng từ hành trình cảm nhận – chinh phục – nhận thức và vun đắp tình yêu ở lứa tuổi học trò, gồm: “Phút say nắng ngọt ngào – Lời chối từ đầy trân trọng – Lời tỏ tình dễ thương – Vị đắng tình yêu – Tình yêu cần sự nâng niu”. Đây là bài học ý nghĩa cho các em HS có nhận thức đúng đắn và có cách ứng xử văn hóa về tình yêu. Bằng sự kết hợp đa dạng về hình thức như diễn kịch, hát, đối đáp, tranh luận, đố vui, dựng phim ngắn, cùng những số liệu khảo sát khá ấn tượng, buổi thao giảng cụm này đã chỉ cho HS biết cách: từ chối có văn hóa khi ai đó yêu đơn phương, biết cách nâng niu trân trọng tình yêu, biết dừng lại ở những giới hạn (không “vượt rào”, “ăn cơm trước kẻng”)
 
 
TRẦN NHÂN TRUNG