EVFTA bị chậm thông qua, doanh nghiệp châu Âu lo mất sức cạnh tranh
Trong bối cảnh hiện nay, dường như Hiệp định thương mại tự do VN-EU không thể kết thúc quá trình phê chuẩn trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới. Do đó, có thể dự kiến thủ tục này sẽ được hoàn thành sớm nhất cũng vào cuối năm 2019.
EVFTA bị chậm thông qua, doanh nghiệp châu Âu lo mất sức cạnh tranh
Trong bối cảnh hiện nay, dường như Hiệp định thương mại tự do VN-EU không thể kết thúc quá trình phê chuẩn trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới. Do đó, có thể dự kiến thủ tục này sẽ được hoàn thành sớm nhất cũng vào cuối năm 2019.
Ngày 19-3, tại lễ giới thiệu phiên bản thứ 11 của Sách trắng: “Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam, TP.HCM – Cầu nối với châu Âu” của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), ông Nicolas Audier, đồng chủ tịch EuroCham, cho biết TP.HCM đã biến mình thành điểm đến hấp dẫn đối với doanh nghiệp và tiếp tục thu hút thương mại và đầu tư từ khắp các quốc gia châu Âu.
Theo ông Nicolas Audier, TP.HCM hoàn toàn có thể tận dụng trọng vẹn lợi ích của Hiệp định thương mại tự do VN – EU (EVFTA), từ đó thu hút thêm đầu tư và thương mại từ châu Âu trong tương lai.
Theo đó, nếu TP HCM tiếp tục đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn, nắm bắt các sáng kiến số hóa và thành phố thông minh, và tạọ dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, thì cơ hội tận dụng sẽ rất lớn.
Đại diện EuroCham cũng cho biết mong muốn của các doanh nghiệp châu Âu là được tiếp cận thông tin cũng như các dự án liên quan đến đô thị thông minh, các dự án hợp tác công tư PPP trong xây dựng hạ tầng mà TP.HCM đang triển khai.
Ở mức độ thực tế, EuroCham cũng mong muốn sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan ban ngành của TP HCM để tăng phạm vi hỗ trợ FDI và niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại đây.
Hiện hiệp định thương mại tự do giữa VN và EU đã được chia thành hai phần: Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA). Phần thương mại sẽ được thông qua và phê chuẩn bởi các các cơ quan của Liên minh châu Âu (Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu) và IPA sẽ tiếp tục yêu cầu phê chuẩn của từng quốc gia thành viên.
Đại diện EuroCham thừa nhận trong bối cảnh này, dường như không thể kết thúc quá trình phê chuẩn trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới. Do đó, có thể dự kiến rằng thủ tục này sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2019 sớm nhất.
“Sự chậm trễ này quả là có phần đáng tiếc, vì các nhà đầu tư châu Âu phải đối mặt với sự cạnh tranh của các bên thứ ba vốn đã được hưởng lợi từ các FTA ưu đãi như Hiệp định thương mại tự do ASEAN hoặc CPTPP. Trong mọi trường hợp, thách thức vẫn là sự phê chuẩn của Nghị viện châu Âu”, EuroCham nhận định.