25/01/2025

Giải quyết việc làm và giáo dục đạo đức cho người trẻ

Nhiều vấn đề thiết thực của thanh niên đã được bàn thảo trong hội nghị của Uỷ ban Quốc gia về thanh niên VN lần thứ 30, góp ý về dự thảo luật Thanh niên (sửa đổi) diễn ra sáng 15.3.

 

Giải quyết việc làm và giáo dục đạo đức cho người trẻ

Nhiều vấn đề thiết thực của thanh niên đã được bàn thảo trong hội nghị của Uỷ ban Quốc gia về thanh niên VN lần thứ 30, góp ý về dự thảo luật Thanh niên (sửa đổi) diễn ra sáng 15.3.


 
 

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN, phát biểu tại hội nghị

 /// Ảnh: Vũ Thơ

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN, phát biểu tại hội nghị  ẢNH: VŨ THƠ

 
Tham dự và chủ trì hội nghị có anh Lê Quốc Phong, Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên VN, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc gia về thanh niên VN.

Giải quyết tốt việc làm, tệ nạn sẽ ít hơn

 
 
Giải quyết việc làm và giáo dục đạo đức cho người trẻ - ảnh 1
Giải quyết việc làm tốt thì sẽ làm tốt công tác giáo dục, do dễ quản lý hơn, thanh niên sẽ ít mắc tệ nạn hơn
Giải quyết việc làm và giáo dục đạo đức cho người trẻ - ảnh 2
 
Ông Ngọ Duy Hiểu
 

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN, việc học tập và cơ hội việc làm của thanh niên là 2 vấn đề quan trọng hiện nay. Ông Hiểu cho rằng, vấn đề việc làm của thanh niên phải giải quyết được trong dự thảo luật Thanh niên (sửa đổi). “Việc tuổi nghỉ hưu tăng lên thì cơ hội làm việc của người trẻ bị giảm. Nếu tuổi nghỉ hưu tăng thì sẽ tước quyền đi làm của người trẻ, trong khi người già lại muốn nghỉ. Tôi cho rằng tăng tuổi nghỉ hưu đồng loạt, người trẻ chắc chắn sẽ thất nghiệp. Vì vậy, luật Thanh niên phải quan tâm tới vấn đề này, cũng là bảo vệ thanh niên từ xa. Nếu giải quyết việc làm tốt thì sẽ làm tốt công tác giáo dục, do dễ quản lý hơn, thanh niên sẽ ít mắc tệ nạn hơn”, ông Hiểu nói.

Cũng đề cập đến việc làm của thanh niên, trung tướng Lê Hiền Vân, Ban Thanh niên quân đội, cho rằng luật Thanh niên (sửa đổi) cần có những chính sách giải quyết chế độ việc làm cho thanh niên xuất ngũ. “Hiện lực lượng này rất đông nên cần điều chỉnh chính sách như có cơ chế hợp tác quốc tế để tạo cơ hội việc làm cho thanh niên xuất ngũ có thể đi lao động ở nước ngoài”, ông Vân bày tỏ.

Coi trọng giáo dục đạo đức từ nhỏ

Tại hội nghị, nhiều đại biểu cũng trăn trở với việc lệch chuẩn giá trị đạo đức của người trẻ. Ông Ngọ Duy Hiểu cho rằng, giáo dục thanh niên, trong đó có đạo đức lối sống là vấn đề cần được quan tâm. Theo ông Hiểu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc suy thoái đạo đức, lối sống của thanh niên, nhưng hạn chế đầu tiên là nền tảng gia đình. “Con người phải được giáo dục từ nhỏ, nhưng trong các gia đình trẻ đang thiếu hụt kiến thức. Cần nâng cấp kiến thức cho các gia đình trẻ để có nền tảng giáo dục tốt hơn”, ông Hiểu nói.
 
Ông Hiểu cho rằng, cần sự giáo dục từ nhà trường nhưng nhà trường chưa tập trung được nhiều công tác giáo dục lối sống. “Hiện cả xã hội, chính quyền khá coi thường giáo dục mầm non. Đây là giáo dục nền tảng nhất trong các cấp học, nhưng giáo viên mầm non lương rất thấp, công việc thì nhiều áp lực. Giáo viên mầm non còn chăm sóc học sinh chứ không chỉ dạy. Vì vậy, cần đề xuất nhiều chính sách cho giáo viên mầm non, bởi trẻ cần được giáo dục cơ bản ngay trước 6 tuổi, khi hình thành nhân cách”, ông Hiểu đề xuất.
 
Ông Hiểu cũng cho rằng, hiện nay thanh niên công nhân là đối tượng vất vả hơn cả thanh niên nông thôn vì xa nhà, thu nhập thấp, mắc bệnh nghề nghiệp nhiều. “Có những công nhân ung thư vẫn phải đi làm vì nếu nói bệnh thì bị nghỉ việc; con cái công nhân đi học cũng vất vả, nên tổ chức Đoàn cần làm tốt chương trình Thắp sáng ước mơ cho con công nhân, dạy con công nhân học vì họ không có điều kiện học hành…”, ông Hiểu đề xuất.
 
Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc gia về thanh niên VN, đồng tình với các quan điểm nêu trên và cho rằng, thanh niên cần được giải quyết về việc làm, nếu không sẽ sa vào các tệ nạn xã hội. Đồng thời cần giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên. Cũng theo bà Nghĩa, giáo dục mầm non là cả một quá trình nhưng hiện gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh tinh giản biên chế; thiếu giáo viên mầm non; yêu cầu phải chuyển từ trường công sang ngoài công lập để giảm chi ngân sách, nhưng cơ chế đầu tư thì không như các nước khác là đầu tư trên đầu trẻ. Vì vậy, ở những trường ngoài công lập, bố mẹ phải lo học phí, trong khi điều kiện không có. “Chính sách trường học khu công nghiệp đã có nhưng nhiều địa phương không quan tâm, chỉ quan tâm đến thu thuế khu công nghiệp, con cái của công nhân đến lao động thì không được quan tâm…”, bà Nghĩa giải thích.
 
Phát biểu kết luận hội nghị, anh Lê Quốc Phong cho biết sẽ ghi nhận các ý kiến của đại biểu và tổng hợp để đưa vào dự thảo luật Thanh niên (sửa đổi).
 
 
VŨ THƠ