Vì sao Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh thứ hai Đông Nam Á của GrabFood?
Chỉ sau 8 tháng chính thức triển khai, Việt Nam trở thành thị trường tăng trưởng nhanh nhất tại Đông Nam Á của GrabFood ngoài Indonesia. Lý do nào giúp GrabFood đạt được thành tích đáng nể này?
Vì sao Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh thứ hai Đông Nam Á của GrabFood?
Chỉ sau 8 tháng chính thức triển khai, Việt Nam trở thành thị trường tăng trưởng nhanh nhất tại Đông Nam Á của GrabFood ngoài Indonesia. Lý do nào giúp GrabFood đạt được thành tích đáng nể này?
Cho đến cuối tháng 2.2019, GrabFood chính thức hoạt động tại Việt Nam được 8 tháng. Tuy nhiên, những con số được Grab công bố gần đây cho thấy, GrabFood đã trở thành một trong những dịch vụ dẫn đầu thị trường đặt món trực tuyến tại Việt Nam.
Trong vòng hơn nửa năm, GrabFood đã mở rộng thị trường ra 15 tỉnh thành phố. Số lượng đối tác nhà hàng, quán ăn tăng 10 lần và tốc độ giao hàng trung bình đạt 20 phút. Hiện tại, đây được xem là những thành tích ấn tượng mà khó có một dịch vụ giao nhận thức ăn nào tại thị trường Việt Nam có thể đạt được cùng lúc như vậy. Ngoài ra, Việt Nam cũng chính là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai của GrabFood tại Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia.
Lý giải điều này, có thể nói, những yếu tố quan trọng để một dịch vụ mới ra mắt và vươn lên dẫn đầu gần như hội tụ đủ với trường hợp của GrabFood. Đó là độ chín của thị trường, tương quan với các đối thủ, chiến lược và nội lực bản thân…
Nắm bắt thời cơ
Việt Nam hiện có dân số trẻ, tập trung chủ yếu ở các đô thị, cộng với tỷ lệ sử dụng smartphone cao đã giúp thị trường gọi món trực tuyến đến thời điểm sẵn sàng bùng nổ. Một chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam từng chia sẻ, thương mại điện tử, cửa hàng tiện lợi và dịch vụ tức thời, bao gồm gọi món trực tuyến, chính là 3 ngành sẽ tiếp tục phát triển mạnh nhờ bối cảnh này.
Một nghiên cứu gần đây của GCOMM cũng cho biết, 99% người tham gia khảo sát cho biết sử dụng các dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến ít nhất 2-3 lần/tháng. Đáng chú ý, có đến 39% người tham gia khảo sát đặt món thông qua ứng dụng 2-3 lần/tuần. Có thể thấy, thị trường đã bắt đầu hình thành một nhóm khách hàng có thói quen hầu như bật ứng dụng trên điện thoại di động để đặt thức ăn mỗi ngày. Cơ hội cho các dịch vụ đặt món trực tuyến chính là lúc này.
Người dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng hình thức giao thức ăn tận nhà
|
Tuy vậy, thị trường Việt Nam vẫn hiếm có dịch vụ nào đạt được thành công như GrabFood.
Chiến lược chiếm lĩnh
Có thể nói, sự vươn lên hàng ngũ “thống lĩnh” của GrabFood phần nhiều nhờ vào chiến thuật “đánh nhanh thắng gọn”. Theo đó, GrabFood xuất hiện trong bối cảnh thị trường đặt món trực tuyến khi không có nhiều tên tuổi đủ mạnh.
Trong khi một số tên tuổi đã có mặt trước đó trên thị trường đang đầu tư theo hướng đa dịch vụ bắt đầu từ nền tảng giao nhận thức ăn… thì ngược lại, GrabFood có lợi thế từ công ty mẹ Grab với nền tảng vững chắc là dịch vụ gọi xe hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Điều này giúp GrabFood tận dụng được 2 thế mạnh gồm đội ngũ tài xế có sẵn đông đảo cùng lực lượng người dùng Grab hùng hậu.
Nhờ hai yếu tố này, ngoài việc mở rộng nhanh chóng, GrabFood được hưởng thêm hai lợi thế thứ cấp là thời gian giao hàng nhanh chóng cùng biên lợi nhuận của đối tác tăng đáng kể kể từ khi tham gia vào hệ thống. “Đội ngũ đối tác tài xế đông đảo là yếu tố giúp tốc độ giao hàng nhanh chóng. Với cơ chế shipper đến mua món trực tiếp, chúng tôi có thể nhận đơn và giao món chỉ trong vòng vài chục phút”, đại diện công ty nói.
Với chiến thuật đáp ứng “gu” ẩm thực của người Việt, GrabFood đã hợp tác với các nhà hàng được yêu thích tại khu vực để tạo ra những món ăn khoái khẩu vào thực đơn, và phối hợp để giao hàng với tốc độ và chất lượng tốt nhất. Đây cũng là dịch vụ duy nhất sở hữu nhiều món ăn/thức uống độc quyền từ các nhà hàng nổi tiếng với chương trình “Món độc quán quen”.
Ngoài ra, GrabFood đang trong quá trình thảo luận hợp tác với Cục An toàn thực phẩm để tuyên truyền ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đến các nhà hàng, quán ăn, đến đội ngũ đối tác tài xế cũng như đến khách hàng. Đây được xem là động thái khôn ngoan trong bối cảnh yêu cầu về an toàn thực phẩm của người dân ngày càng cao.
Có thể nói, tốc độ phát triển GrabFood nhanh thứ nhì Đông Nam Á của thị trường Việt Nam chứng tỏ đây là thị trường đặt món trực tuyến đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, nó cũng đầy khốc liệt. Sau khi không ít đối thủ đã hụt hơi hoặc rời bỏ, thị trường này đang dần sàng lọc lại những thương hiệu có chiến lược khôn ngoan và đầu tư bài bản nhất.
Grab