23/12/2024

Quảng Ngãi đề nghị hỗ trợ 90 tỉ đồng phòng, chống hạn và xâm nhập mặn

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước trên các sông suối trong tỉnh thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 – 50%.

 

Quảng Ngãi đề nghị hỗ trợ 90 tỉ đồng phòng, chống hạn và xâm nhập mặn

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước trên các sông suối trong tỉnh thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 – 50%.

 
 
 
Nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước trên các sông suối ở Quảng Ngãi thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 - 50%  /// Hiển Cừ

Nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước trên các sông suối ở Quảng Ngãi thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 – 50%  HIỂN CỪ

 
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 6.3 cho biết UBND tỉnh đã có tờ trình đề nghị Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 90 tỉ đồng để thực hiện công tác phòng, chống hạn và xâm nhập mặn, phục vụ dân sinh và sản xuất vụ đông xuân 2018 – 2019.
 
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước trên các sông suối trong tỉnh thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 – 50%. Vì vậy, trong vụ đông xuân 2018 – 2019, diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có khả năng bị hạn là 6.000 ha (3.400 ha lúa và 2.600 ha cây trồng khác), khoảng 8.000 người dân thiếu nước sinh hoạt và 8.000 vật nuôi thiếu nước uống.
 

Ngoài việc đề nghị hỗ trợ kinh phí, Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cũng đã ban hành phương án phòng, chống hạn và xâm nhập mặn, phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp năm 2019. Theo đó, một số giải pháp cụ thể được đưa ra là tận dụng tối đa nguồn nước mặt, nước ngầm, nước hồi quy để trữ vào các ao, hồ, kênh chìm, kênh tiêu… phục vụ chống hạn kịp thời, hiệu quả; điều tiết, phân phối nước kịp thời đến các vùng bị hạn, áp dụng biện pháp tưới luân phiên, tưới ướt – ráo, ưu tiên vùng xa tưới trước, vùng gần tưới sau, bảo đảm nước theo nhu cầu và phù hợp với thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây trồng; ưu tiên cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nước uống cho gia súc và các vùng lúa trọng điểm của tỉnh.

 
Đối với những vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt như huyện đảo Lý Sơn, khu đông Bình Sơn, các xã ven biển H.Mộ Đức, Đức Phổ: kéo dài tuyến ống của những công trình cấp nước sinh hoạt tập trung để cấp cho những khu vực xung quanh đang thiếu nước, sử dụng các phương tiện lưu động cung cấp nước cho người dân các khu vực không có nước ngọt phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
 
Đối với những vùng sản xuất thường xuyên bị hạn hán, nhất là vùng có chân ruộng cao, nằm ở vùng cuối kênh thủy lợi, phải có kế hoạch chuyển đổi sang cây trồng cạn sử dụng ít nước tưới để tiết kiệm nước, giảm thiểu thiệt hại…
 
 
HIỂN CỪ