24/01/2025

Trong dấn tới, ngoài thêm lo

Việc Serbia và chính quyền Kosovo quyết tâm thực hiện ý định hoán đổi lãnh thổ khiến cho EU thêm lo ngại và khó xử.

 

Trong dấn tới, ngoài thêm lo

Việc Serbia và chính quyền Kosovo quyết tâm thực hiện ý định hoán đổi lãnh thổ khiến cho EU thêm lo ngại và khó xử.
 
 
 
 
Binh lính thuộc Lực lượng An ninh Kosovo /// Reuters

Binh lính thuộc Lực lượng An ninh Kosovo   REUTERS

 

Dù đã tỏ thái độ không đồng tình nhưng EU dường như không ngăn cản được Serbia và Kosovo cùng tiến ngày càng gần hơn tới mục tiêu. Theo kế hoạch, Kosovo sẽ trao cho Serbia phần lãnh thổ có đa số dân cư là người Serbia để đổi lại vùng lãnh thổ của Serbia với đa số dân cư là người Albania. Sau đó, hai bên sẽ chính thức công nhận nhau như 2 nước láng giềng độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, mở đường để Serbia gia nhập EU còn Kosovo được EU và NATO tiếp nhận.

 
EU và NATO vốn đã công nhận và sẵn sàng thu nạp Kosovo nhưng chưa thể làm được vì bất hòa giữa Kosovo và Serbia. Về phần mình Serbia muốn gia nhập EU nhưng vấp phải điều kiện là phải công nhận và có quan hệ ngoại giao bình thường với Kosovo.
 
Cái khó đối với EU và NATO là họ muốn Serbia và Kosovo hòa giải với nhau nhưng lại lo ngại sâu sắc về kế hoạch hoán đổi nói trên. Nếu hoán đổi thành công thì bản đồ chính trị và đường biên giới ở châu Âu sẽ phải được vẽ lại mà đây lại là điều lâu nay EU và NATO hết sức tránh và ngăn cản bằng mọi giá. Co cụm và phân tách về tôn giáo và sắc tộc như thế kéo theo nguy cơ nhiều nơi khác làm theo, khuấy động khả năng hình thành “Đại Serbia” và “Đại Albania” ở châu Âu với hệ lụy về chính trị, an ninh và ổn định không thể lường trước.
 
 
PHẠM LỮ