22/12/2024

Đào tạo dược sĩ, bác sĩ phải được Bộ Y tế cho phép?

Theo dự thảo nghị định quy định về đào tạo chuyên khoa trong lĩnh vực sức khoẻ mà Chính phủ đang lấy ý kiến góp ý của dư luận xã hội, Bộ Y tế đề xuất được kiểm soát quy mô cũng như chất lượng đào tạo lĩnh vực sức khoẻ của các cơ sở tham gia đào tạo nhóm ngành này trên toàn quốc.

 

Đào tạo dược sĩ, bác sĩ phải được Bộ Y tế cho phép?

Theo dự thảo nghị định quy định về đào tạo chuyên khoa trong lĩnh vực sức khoẻ mà Chính phủ đang lấy ý kiến góp ý của dư luận xã hội, Bộ Y tế đề xuất được kiểm soát quy mô cũng như chất lượng đào tạo lĩnh vực sức khoẻ của các cơ sở tham gia đào tạo nhóm ngành này trên toàn quốc.

 
 
 

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển năm 2018 vào Trường ĐH Y Dược TP.HCM 	
 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển năm 2018 vào Trường ĐH Y Dược TP.HCM  ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

 
Phạm vi áp dụng của nghị định là các cơ sở giáo dục ĐH có đào tạo khối ngành sức koẻ, các bệnh viện, các viện đủ điều kiện được giao nhiệm vụ đào tạo chuyên khoa, các cơ sở thực hành đào tạo chuyên khoa lĩnh vực sức khoẻ; các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thu hồi quyết định nếu không tuyển sinh được 3 năm liên tiếp

 
 
Học thẳng lên tiến sĩ
Dự thảo nghị định quy định người có bằng bác sĩ, dược sĩ thì sẽ được công nhận tương đương trình độ bậc 7, và có thể học tiếp lên tiến sĩ (không phải qua chương trình thạc sĩ) hoặc có thể học tiếp chương trình đào tạo chuyên khoa tương đương trình độ bậc 8 nếu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo.
 

Theo dự thảo nghị định, cơ sở đào tạo muốn tham gia đào tạo chuyên khoa hoặc chuyên khoa sâu (trong đó có ngành bác sĩ, dược sĩ) thì phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo, gửi về Bộ Y tế để Bộ chủ trì tổ chức thẩm định. Sau khi nhận được hồ sơ đã hoàn thiện theo yêu cầu của hội đồng thẩm định, trong vòng 15 ngày làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế phải có quyết định. Cơ sở đào tạo sẽ bị thu hồi quyết định khi cơ quan nhà nước xác định có một trong các trường hợp sau: không duy trì được các yêu cầu về đào tạo chuyên khoa hoặc chuyên khoa sâu mà Chính phủ đã quy định, có hành vi gian lận để được nhận nhiệm vụ đào tạo, vi phạm quy định về tuyển sinh, quản lý, tổ chức đào tạo, không tuyển sinh được học viên học ngành/chuyên ngành đó trong 3 năm liên tiếp.

Bộ Y tế cũng sẽ có trách nhiệm chủ trì xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra của từng ngành/chuyên ngành, quy chế tuyển sinh, quy định về chương trình, tổ chức đào tạo, đánh giá và công nhận tốt nghiệp, kiểm định chất lượng đào tạo chuyên khoa, chuyên khoa sâu.
Về tuyển sinh, các cơ sở đào tạo sẽ xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm, kế hoạch tuyển sinh gửi báo cáo Bộ Y tế xem xét và phê duyệt, sau đó mới được ban hành thông báo tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu đã được Bộ Y tế phê duyệt.

Có đi ngược tinh thần tự chủ của luật giáo dục ĐH ?

Trao đổi với Thanh Niên, nhiều cán bộ quản lý các trường ĐH y cho biết chưa được tiếp cận với dự thảo nghị định phiên bản mới nhất. Tuy nhiên, những cán bộ này cho rằng nội dung dự thảo nghị định cần phải làm tường minh khái niệm đào tạo chuyên khoa.
 
Theo cách hiểu thông dụng trong ngành y tế hiện nay, đào tạo chuyên khoa là đào tạo sau ĐH, nghĩa là hoạt động đào tạo chỉ diễn ra sau khi người học đã có bằng bác sĩ, dược sĩ. Đây là một hoạt động do ngành y tế thực hiện, nên các yếu tố như văn bằng, chương trình đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng… đều do Bộ Y tế quản lý là hiển nhiên. Nhưng nếu đào tạo ĐH mà sau khi người học tốt nghiệp được cấp bằng dược sĩ, bác sĩ, thì các yếu tố liên quan tới và phục vụ hoạt động đào tạo sẽ bị chi phối bởi Bộ GD-ĐT. Cán bộ quản lý một trường ĐH y dược nêu ý kiến: “Nếu giờ Bộ Y tế cũng nắm cả đào tạo trình độ ĐH, chẳng hạn như kiểm soát việc mở ngành, rồi chỉ tiêu tuyển sinh…, thì cần xem lại cụ thể từng quy định để xem có vi phạm quyền tự chủ được nêu rất rõ trong luật Giáo dục ĐH không!”.
 
GS Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, cho biết ông ủng hộ việc nhà nước cần thể hiện vai trò kiểm soát với chất lượng đầu ra cũng như đầu vào trong đào tạo nhân lực lĩnh vực sức khoẻ, đặc biệt là với các ngành y khoa, ngành dược. “Nhưng việc quản lý nên đưa về một đầu mối, cụ thể là Bộ GD-ĐT, thì hợp lý. Bộ Y tế không cần phải kiểm soát nữa bởi để đưa ra các quy định liên quan tới tuyển sinh, đào tạo của nhóm ngành sức khoẻ, chắc chắn Bộ GD-ĐT đã phải lĩnh hội ý kiến của Bộ Y tế rồi”, GS Hóa góp ý và nhấn mạnh: “Tôi ủng hộ việc đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực ngành sức khoẻ. Nhưng không nhất thiết phải 2 cơ quan cấp bộ cùng kiểm soát. Các yêu cầu thì Bộ Y tế đưa ra, Bộ GD-ĐT chấp nhận. Bộ GD-ĐT căn cứ vào các điều kiện của Bộ Y tế mà kiểm tra thì tốt hơn”.
 
Một cán bộ phòng đào tạo ĐH và sau ĐH, Cục Khoa học – Công nghệ – Đào tạo, Bộ Y tế, chia sẻ, dự thảo nghị định được soạn thảo trong mạch tư duy xem chuyên khoa là những ngành phục vụ trực tiếp người bệnh. Từ trước đến nay, dù đào tạo bác sĩ 6 năm nhưng vị trí việc làm và các chế độ chính sách của bác sĩ như các ngành cử nhân chỉ cần đào tạo 4 năm. Vì thế mà Bộ Y tế dự kiến xây dựng mô hình đào tạo bác sĩ là 4+2, để người học sau khi có bằng bác sĩ sẽ đạt trình độ tương đương bậc 7.
 
“Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo là với đào tạo ngành y dược, làm sao chặt chẽ đầu vào, đầu ra để đảm bảo chất lượng. Vì thế tinh thần của chúng tôi khi soạn thảo dự thảo nghị định là xây dựng theo hướng có kiểm soát đối với đào tạo trong lĩnh vực sức khoẻ. Còn kiểm soát cỡ nào thì sẽ phải tìm cách. Cái gốc của vấn đề là đảm bảo chất lượng đào tạo”, vị cán bộ này nói.
 
 
QUÝ HIÊN