23/12/2024

Thành công như khuôn mẫu, nên không?

Hạnh phúc không phải là cố gắng có nhiều tiền thật nhanh, có xe sang, vợ đẹp… như khuôn mẫu thành công mà người đời mặc định, mà nó chỉ có được khi bạn biết lắng nghe tiếng nói nội tâm trong mình, hiểu chính mình ‘tôi là ai’ để đi theo cái mình đam mê nhất.

 

Thành công như khuôn mẫu, nên không?

Hạnh phúc không phải là cố gắng có nhiều tiền thật nhanh, có xe sang, vợ đẹp… như khuôn mẫu thành công mà người đời mặc định, mà nó chỉ có được khi bạn biết lắng nghe tiếng nói nội tâm trong mình, hiểu chính mình ‘tôi là ai’ để đi theo cái mình đam mê nhất.


 
 

Nhiều bạn trẻ đặt câu hỏi trong chương trình	 /// Ảnh: Thúy Hằng

Nhiều bạn trẻ đặt câu hỏi trong chương trình   ẢNH: THUÝ HẰNG

 
Quan điểm của những diễn giả trong diễn đàn “Bạn đang nghịch gì với đời mình” được tổ chức tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cách đây vài ngày thu hút nhiều ý kiến, phản hồi của đông đảo bạn trẻ.

Lắng nghe tiếng nói bên trong mình

 
 
Thành công như khuôn mẫu, nên không? - ảnh 1
Nhiều người mặc định, thành đạt là ra trường, xin việc, đi làm, nhiều tiền, với nhà đẹp, xe sang, vợ đẹp như hoa hậu. Đó không phải là lựa chọn riêng của mỗi người, mà là khuôn mẫu của xã hội, ham vật chất, nhiều người hùa theo, khi không đạt được lại thấy thất vọng…

Thành công như khuôn mẫu, nên không? - ảnh 2
 
Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng, giảng viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM

 

Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng, giảng viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho hay trong nhiều cuộc nói chuyện với sinh viên, ông nghe được những trăn trở của người trẻ, học gì để ra trường dễ xin việc, có thu nhập cao… Theo ông Dũng, nhiều người mặc định, thành đạt là ra trường, xin việc, đi làm, nhiều tiền, 10 năm sau đó phải ổn định cuộc sống với nhà đẹp, xe sang, vợ đẹp như hoa hậu. Đó không phải là lựa chọn riêng của mỗi người, mà là khuôn mẫu của xã hội, ham vật chất, nhiều người hùa theo, khi không đạt được lại thấy thất vọng…

“Giống như lên mạng, ai cũng chỉnh sửa ảnh, thích được khen, nhiều like, người này khen người kia luẩn quẩn dù biết thực tế, họ có đẹp được mức đó không”, ông Dũng đưa ra ví dụ.
Theo ông Dũng, mỗi cá nhân nên tự tìm hiểu, lắng nghe tiếng nói nội tâm của chính mình, rằng đâu là đam mê thật sự của mình và theo đuổi. Bạn thích nghề bếp, hay cắt tóc, cà phê, hãy cứ làm cái mình muốn. Bên cạnh đó, trường ĐH phải là nơi hỗ trợ cho người học, phát hiện tiềm năng của chính họ chứ không thể chỉ giảng dạy lý thuyết. Ông nói: “Con người ai cũng phải trả giá cho chính mình, bản thân tôi con nhà nghèo, cha đi hoạt động cách mạng rồi ở tù, mẹ lo đàn con đông, tôi tự học, tự tìm sách truyện và đọc rất nhiều sách thời thơ ấu…”.

Bạn trẻ cần hỏi “tôi là ai?”

Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thủy, quản lý tuyển dụng ManpowerGroup VN, đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ, muốn thành công cần phải hiểu “tôi là ai”, xác định rõ mục tiêu đời mình, sau đó cần đặt câu hỏi “mình sẽ đạt mục tiêu này như thế nào?”, đồng thời chú ý các kênh tìm việc phổ biến hiện nay trên mạng internet, chú ý làm CV (lý lịch cá nhân) xin việc chu đáo, trả lời phỏng vấn tuyển dụng thành công. “Đừng nghĩ rằng kỹ năng, kinh nghiệm là thứ tồn tại duy nhất, những cái khác có hay không, không quan trọng, hãy rà soát lỗi chính tả trên CV, nó sẽ tố cáo bạn là người không chuyên nghiệp”.
 
Một sinh viên đặt câu hỏi, nên chú tâm vào nghiên cứu hay đi làm thêm để có thêm kinh nghiệm đi xin việc, cả tiến sĩ Dũng và thạc sĩ Thủy đều cho rằng bạn trẻ nên chuyên tâm làm một việc cho tốt, ví dụ có thể làm thêm hay đi tình nguyện vào kỳ nghỉ hè để không ảnh hưởng tới việc học tập.
 
Trần Hiền Thanh, sinh viên ngành quản lý văn hóa, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, hỏi: “Đâu là bí quyết thành công trong một cuộc phỏng vấn?”. Ông Dũng nhấn mạnh: “Khả năng giao tiếp của con người không bao giờ bị robot thay thế. Khi bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, miễn rằng họ nghĩ bạn tốt nhất, thì bạn đã được nhận. Ngược lại, dù bạn tốt nhưng lại làm cho họ không cảm nhận được, bạn phải chia tay thôi”.

Coi khó khăn là điều hiển nhiên

Bà Thủy chia sẻ trong hàng trăm cuộc phỏng vấn mình đã thực hiện với các ứng viên, rất nhiều bạn trẻ rất run, hồi hộp, lo sợ. “Chính bản thân tôi khi đi phỏng vấn xin việc, tôi cũng run, dù đã có hơn 10 năm đi phỏng vấn người khác”, bà Thuỷ xác nhận.
 
Theo ông Dũng, người trẻ hãy để nỗi sợ tồn tại, đó là điều bình thường. Khi trả lời phỏng vấn, đừng diễn kịch, hãy là chính mình. Ông Dũng bày tỏ ông không ủng hộ những lời quảng cáo rút ngắn thời gian có nhiều tiền, trở thành triệu phú trong 3 tháng hay làm giàu chỉ sau 2 tuần, điều này ngăn cản bạn trẻ thành công hơn.
 
“Cuộc sống là phải có khó khăn, con người phải chấp nhận và tìm cách vượt qua. Giống như chạy xe ngoài đường, chẳng lẽ thấy nguy hiểm quá thì ngồi ở nhà? Chúng ta vẫn phải đi, nhưng có giải pháp bảo vệ mình”, tiến sĩ Dũng nói.
 
Ông cũng cho rằng con người được xây dựng bởi 3 phần mềm: sinh học, xã hội và văn hóa; sinh viên đi học để viết phần mềm xã hội và văn hoá, đừng để phần mềm sinh học dẫn mình đi. Ông so sánh, nếu những chiếc máy tính bị vi rút xâm nhập, kỹ sư sẽ làm cho nó hiện đại hơn thì với con người, càng nhiều lầm lỗi, chúng ta càng khôn ngoan hơn, trưởng thành hơn.
 
 
THUÝ HẰNG