Người Trung Quốc ngại sinh con thứ hai vì chi phí đắt đỏ
Bất chấp chính quyền Bắc Kinh nới lỏng chính sách một con và khuyến khích tăng tỉ lệ sinh của đất nước, hơn 50% số gia đình ở Trung Quốc, đặc biệt là các gia đình trung lưu, không có ý định sinh đứa con thứ hai vì chi phí nuôi con đắt đỏ.
Người Trung Quốc ngại sinh con thứ hai vì chi phí đắt đỏ
Bất chấp chính quyền Bắc Kinh nới lỏng chính sách một con và khuyến khích tăng tỉ lệ sinh của đất nước, hơn 50% số gia đình ở Trung Quốc, đặc biệt là các gia đình trung lưu, không có ý định sinh đứa con thứ hai vì chi phí nuôi con đắt đỏ.Theo CNN, các bậc phụ huynh và các chuyên gia cho biết chi phí nuôi dạy một đứa trẻ ở Trung Quốc tăng mạnh khi mức sống được cải thiện và niềm tin vào sản phẩm quốc nội của công chúng suy giảm.
Sống tại Tô Châu, giáo viên trung học Chen Huijuan kiếm được 730 USD/tháng và chồng bà, nhân viên bán hàng của một công ty Mỹ tại Thượng Hải, có thu nhập 2.500 USD/tháng.
“Tôi sẽ không bao giờ cân nhắc đến việc sinh con thứ hai. Nó quá đắt đỏ” – bà Chen nói dù thu nhập vợ chồng bà tương đối cao.
Bà Chen chưa từng mua một nhãn hiệu sữa bột trẻ em Trung Quốc nào cho con trai mà luôn lựa chọn những thương hiệu nhập khẩu đắt tiền sau bê bối sữa nhiễm melamine năm 2008.
Bà Chen thậm chí không tin tưởng thực phẩm địa phương. Con trai bà ăn thịt bò, cá tuyết và cá hồi nhập khẩu.
Giáo sư Manhong Lai của ĐH Hong Kong cho biết các gia đình Trung Quốc luôn xem trọng tầm quan trọng của đầu tư giáo dục cho con cái ngay từ nhỏ.
Các hoạt động ngoại khóa cũng đang bòn rút chi phí hằng năm của các gia đình có con trong độ tuổi cắp sách đến trường.
Bà Chen đã chi 737 USD mỗi tháng cho trung tâm ngoại ngữ của con trai. Đây cũng như toàn bộ tiền lương mỗi tháng của bà Chen.
Trong khi đó bà Fan Meng và chồng có công việc ổn định tại Bắc Kinh nhưng cũng không có ý định sinh con thứ hai. Họ tập trung tiền bạc vào việc học đàn, trượt tuyết và lặn biển của cô con gái 5 tuổi Qi Xuanru.
Cuối cùng là chi phí y tế tăng cao. Nhiều phụ huynh lo lắng dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản do chính phủ tài trợ là không đủ để trang trải các bệnh nặng.
Họ tìm đến dịch vụ y tế đắt đỏ, gửi phong bì riêng cho bác sĩ để con cái được chăm sóc tốt hơn.