23/01/2025

‘So găng’ bức tường Mexico

Bức tường biên giới ngăn Mexico lột tả gần như đầy đủ câu chuyện chính trường nội bộ nước Mỹ trong “3 tranh”: tranh cãi, tranh đoạt và tranh thủ.

 

‘So găng’ bức tường Mexico

Bức tường biên giới ngăn Mexico lột tả gần như đầy đủ câu chuyện chính trường nội bộ nước Mỹ trong “3 tranh”: tranh cãi, tranh đoạt và tranh thủ.


 

So găng bức tường Mexico - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu giới thiệu về mô hình bức tường biên giới Mexico – Ảnh: Reuters

Việc chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần từ trước Giáng sinh ước tính gây thiệt hại kinh tế khổng lồ. Thời gian đóng cửa chính phủ lần này đang dần xô đổ các “kỷ lục” cũ, và không còn xa so với giai đoạn 21 ngày của thời tổng thống Bill Clinton năm 1995.

Tính trong giai đoạn đóng cửa 16 ngày của năm 2013 thời Barack Obama, Văn phòng Quản lý và ngân sách (OMB) ra số liệu ước tính dẫn tới thiệt hại giảm tổng sản phẩm quốc nội 0,2 cho tới 0,6%, tức làm nước Mỹ tiêu tốn từ 2 tới 6 tỉ USD. Trong khi đó, hãng phân tích tài chính Standard & Poor’s cho ra con số khủng khiếp hơn: mất 24 tỉ USD từ các hoạt động kinh tế.

 

Cũng theo các tính toán sơ bộ tới thời điểm này, khi phe Dân chủ từ chối gói ngân sách 5 tỉ USD cho Tổng thống Mỹ Donald Trump “xây tường Mexico” dẫn tới đóng cửa chính phủ thì bế tắc đang kéo dài quá hai tuần này đã khiến nước Mỹ hụt một lượng tiền thực chất đã vượt quá chi phí mà lưỡng đảng giằng co.

Đêm 4-1 (giờ Mỹ), Đảng Dân chủ tại Hạ viện thông qua dự luật mở cửa 8/9 cơ quan chính phủ cho tới ngày 30-9, ngoại trừ Bộ An ninh nội địa. Bộ này theo đó sẽ tạm được cấp ngân sách cho tới ngày 8-2.

Hai thành viên của Đảng Dân chủ, chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer đều kêu gọi các đồng nghiệp ở Đảng Cộng h của Tổng thống Trump tạm thời mở cửa chính phủ trong thời gian tiếp tục thảo luận về vấn đề ngân sách dành cho việc xây bức tường biên giới Mỹ – Mexico.

Kế hoạch của phe Dân chủ không được ông Trump và lãnh đạo đa số của phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell tán đồng. Ông Trump xác nhận lời ông McConnell rằng tổng thống Mỹ sẽ từ chối ký vào dự luật của Đảng Dân chủ, và sẵn sàng cho đóng cửa chính phủ tiếp tục hàng tháng, thậm chí cả năm.

Việc ông Trump cho đóng cửa chính phủ vì bất đồng ngân sách với Đảng Dân chủ được xem là chiêu trò quen thuộc, nơi “đóng cửa chính phủ” trở thành con bài tạo áp lực trên bàn đàm phán về chính sách. Nhưng có vẻ phe Dân chủ không dễ chịu thua. Thậm chí ngược lại, thời gian kéo dài đã khiến nhiều thành viên Đảng Cộng h lung lay, quay lại yêu cầu vị tổng thống Cộng h phải tìm cách mở cửa.

“Phe Cộng h yếu thế và chia rẽ” là những gì độc giả nhìn thấy trên truyền thông Mỹ. Nhưng có một điểm khác cũng đáng phân tích không kém: sự chia rẽ ấy không hẳn chỉ xuất phát từ áp lực đóng cửa chính phủ, và dường như ai đó đang nổi bật hơn trong đống hỗn mang này. Chính xác “nhiều thành viên Cộng h muốn mở cửa chính phủ” là Cory Gardner – thượng nghị sĩ Colorado, và Susan Collins – thượng nghị sĩ Maine. Cả hai người này đều đang mong muốn được tái bầu cử vào năm 2020.

Tuy vậy, Gardner và Collins không đại diện cho đa số thành viên Cộng hoà, những người vẫn nhớ rằng việc xây tường biên giới Mexico là lời hứa tranh cử của đảng này và của ông Trump. Và nếu nhượng bộ, họ khó có hi vọng trong cuộc bầu cử năm 2020, nhất là khi Hạ viện đã rơi vào tay Dân chủ. Bức tường Mexico, nói cách khác, đang là sân khấu cho màn so găng của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

Lúc này, ông Trump có thể sẽ tung “chiêu cuối” như đã dọa dẫm hôm 4-1: sẽ tiến hành xây tường bất chấp quốc hội phê chuẩn hay không, bằng cách ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc.

 

NHẬT ĐĂNG