17/11/2024

Cấp giấy chứng nhận hoàn thành tốt nghiệp THPT nên hay không?

Sáng 28.12, Trường ĐH Luật TP.HCM đã tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia góp ý dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi). Tại đây, có đề xuất cho rằng nên cấp giấy chứng nhận cho học sinh hoàn thành bậc học THPT mà không cần tham gia kỳ thi THPT hoặc thi nhưng không đỗ.

 

Cấp giấy chứng nhận hoàn thành tốt nghiệp THPT nên hay không?

Sáng 28.12, Trường ĐH Luật TP.HCM đã tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia góp ý dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi). Tại đây, có đề xuất cho rằng nên cấp giấy chứng nhận cho học sinh hoàn thành bậc học THPT mà không cần tham gia kỳ thi THPT hoặc thi nhưng không đỗ.
 
 
 
 
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2018	 /// Đào Ngọc Thạch

Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2018   ĐÀO NGỌC THẠCH

 

Giao cho hiệu trưởng cấp

Phát biểu tại hội thảo, luật gia Dương Minh Kiên, Phó chủ tịch thường trực Hội Luật gia Q.Gò Vấp, cho rằng việc cấp giấy hoàn thành chương trình học nếu có thì hiệu trưởng trường THPT có trách nhiệm cấp cho mỗi học sinh (HS). Tuy nhiên giấy này phải có mục đích sử dụng. “Mục đích này có thể liên quan đến mảng giáo dục nghề nghiệp, ví dụ có thể đăng ký sử dụng đăng ký vào các trường CĐ không?”, ông Kiên gợi ý.


Theo tiến sĩ Phạm Thị Ly, một nhà nghiên cứu về giáo dục, luật Giáo dục hiện hành và kể cả bản dự thảo sửa đổi của luật này đều quy định, HS học hết chương trình phổ thông được thi tốt nghiệp và được cấp bằng. Nhưng luật chỉ quy định được dự thi mà không quy định phải tổ chức một kỳ thi chung. Trong khi thực tế vẫn là một kỳ thi chung cả nước.

 
Tiến sĩ Ly nói: “Chúng ta chưa bao giờ thử nghĩ một cách khác đi về việc có nhất thiết phải tổ chức kỳ thi như cách chúng ta đang làm hay không, bởi giáo dục là một quá trình gồm nhiều giá trị rộng lớn chứ không phải chỉ một bài thi tốt nghiệp. Hệ quả là HS chỉ học để thi và thầy cũng chỉ dạy để trò đi thi, không ai quan tâm tới những giá trị khác trong quá trình giáo dục,
Cũng theo bà Ly, hiện có những nước không tổ chức thi tập trung mà trao cho các trường tự đánh giá và công nhận, hoặc tổ chức thi nhiều lần trong năm nhằm mục đích xác nhận HS đạt những tiêu chuẩn quy định của cấp học.

Có cần duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT ?

Nếu thực hiện điều này, vấn đề đặt ra là có nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay?
 
 
Để trường ĐH chủ trì chấm thi trắc nghiệm
“Về kỳ thi THPT quốc gia, tôi nhất trí với quan điểm của Bộ là ổn định việc thi và xét tuyển của năm 2019, 2020, chỉ thay đổi sau năm 2020. Cái gì đã ổn định rồi, chưa có gì vướng mắc thì càng nên giữ ổn định. Chúng ta chỉ cần tăng cường hơn nữa vai trò của các trường ĐH. Về công tác coi thi, về cơ bản là ổn định nhưng trong công tác chấm thi cần tăng cường hơn nữa vai trò của các trường ĐH, nếu được thì các trường ĐH chủ trì việc chấm thi trắc nghiệm”.
PGS Nguyễn Ngọc Vũ (Giám đốc ĐH Đà Nẵng)
Quý Hiên (ghi)

 

Ông Trịnh Duy Trọng, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (TP.HCM), cho rằng nếu tổ chức kỳ thi mà vẫn cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông cho HS không thi hoặc thi không đạt thì thực sự là không ổn. Theo ông Trọng, kỳ thi THPT sẽ phải duy trì nhưng có điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn, nhẹ nhàng hơn và không gây áp lực cho học trò. Chẳng hạn giao cho cấp sở tổ chức.

PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đặt vấn đề ngược lại khi cho rằng nhiều quốc gia trên thế giới chỉ cần hiệu trưởng ký vào hồ sơ học của HS là xong, không cần tổ chức kỳ thi cuối cấp. Trao đổi lại, ông Trọng nói: “Việc đánh giá cần có chuẩn đầu ra chung nên cần một thang đánh giá như nhau. Nhưng thực tế các cơ sở hiện nay rất khó có sự đồng đều”.
 
PGS-TS Bùi Xuân Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cũng cho rằng nếu đưa kỳ thi THPTvề cho địa phương tổ chức sẽ có thể dẫn đến nhiều “Sơn La, Hòa Bình” như năm nay.
 
Theo Tiến sĩ Hồ Sỹ Anh, Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), cần thực hiện một kỳ đánh giá quốc gia nhưng thi tốt nghiệp nhẹ nhàng hơn chứ không như hiện nay.
 
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nói: “Nếu để cho từng địa phương được cấp giấy chứng nhận thì con số không được đảm bảo. Trước mắt chúng ta cần một kỳ thi chung để chuẩn hóa trình độ, tất nhiên kỳ thi nhẹ nhàng không bao thêm việc tuyển sinh. Đến khi văn hóa chất lượng của VN tốt hơn thì có thể tính lại về kỳ thi”.
Tiến sĩ Ngô Văn Nhơn, Chủ tịch Hội Chất lượng TP.HCM, cũng cho rằng nên có kỳ thi này. “Tôi đã từng đi nghiên cứu nhiều nơi, làm việc với hơn 30 trường phổ thông thế giới thì kể cả Nhật Bản cũng tổ chức kỳ thi. Tuy nhiên không nên cấp chứng chỉ hoàn thành bậc học vì như vậy sẽ có 2 tờ giấy, chỉ cần bằng tốt nghiệp THPT là đủ rồi”, ông Nhơn nhấn mạnh.
 
 
HÀ ÁNH