26/12/2024

Hợp tác an ninh hàng hải, vai trò của hệ thống quốc tế dựa trên pháp luật

Thanh Niên giới thiệu bài bình luận của Đại sứ Úc tại Việt Nam Craig Chittick, Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary và Giám đốc Học viện Ngoại giao, PGS TS Nguyễn Vũ Tùng đồng chấp bút.

 

Hợp tác an ninh hàng hải, vai trò của hệ thống quốc tế dựa trên pháp luật

Thanh Niên giới thiệu bài bình luận của Đại sứ Úc tại Việt Nam Craig Chittick, Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary và Giám đốc Học viện Ngoại giao, PGS TS Nguyễn Vũ Tùng đồng chấp bút.
 

 

 

Tàu hộ vệ HMAS Toowoomba của hải quân Úc cập cảng Sài Gòn hồi tháng 4 /// Văn Khoa

Tàu hộ vệ HMAS Toowoomba của hải quân Úc cập cảng Sài Gòn hồi tháng 4  VĂN KHOA

 
Đầu tuần này, các chuyên gia quốc tế đã tới Hà Nội để trao đổi về an ninh hàng hải. Đại sứ quán Anh, Pháp, Úc cùng Học viện Ngoại giao, đồng tổ chức hội thảo an ninh hải này bởi lẽ cả 4 quốc gia chúng ta đều là các quốc gia biển, dựa vào các tuyến thương mại trên biển và tự do hàng hải toàn cầu. Luật lệ trên biển thật phức tạp nhưng lại có ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả mọi người.
 

Mục tiêu của hội thảo là tăng cường nỗ lực nhằm nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng luật biển. Các diễn giả đến từ 7 quốc gia cùng hơn 120 đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận 3 vấn đề: chia sẻ kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hàng hải, nhìn lại khuôn khổ luật pháp lý cho các lực lượng chấp pháp trên biển và các phương thức tăng cường hợp tác giữa các đơn vị này.

 
Các vấn đề pháp lý nói trên đều có ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Thương mại là huyết mạch của kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại châu Á trong 30 năm qua có được cũng nhờ thương mại quốc tế, trong đó 90% thông qua các tuyến thương mại trên biển. Tự do hàng hải, hàng không và các luật lệ được quốc tế đồng thuận do đó là cơ sở căn bản cho thịnh vượng toàn cầu, chứ không chỉ là một vấn đề mang tính lý thuyết.
 

Với hơn 190 quốc gia trên thế giới, cần phải có những phương thức đồng thuận để chia sẻ việc được tiếp cận và bảo vệ các đại dương và vùng biển kết nối các quốc gia chúng ta. Khi cần, chúng ta cũng cần đề xuất phương thức giải quyết các khác biệt quan điểm. An ninh hàng hải chỉ là một thành phần trong hệ thống quốc tế dựa trên phát luật, một hệ thống bảo vệ lợi ích của tất cả mọi người. Đối với các vấn đề hàng hải, Công ước Luật biển 1982 UNCLOS tiếp tục giữ vai trò là hòn đá tảng.

 
Tuy nhiên, quá trình xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng thông qua các cơ chế đa phương đang phải chịu áp lực. Trong lúc này, điều quan trọng là phải cùng nhau tìm cách cho thấy hệ thống quốc tế dựa trên pháp luật sẽ dẫn chúng ta tới giải pháp cho các vấn đề lớn nhất đang phải đối mặt. Tiếp cận các vấn đề này thông qua các quy tắc công bằng và được đồng thuận sẽ góp phần tạo khuôn khổ bền vững cho hợp tác và giải quyết bất đồng.
 
Hợp tác giữa 4 quốc gia chúng ta tại Hà Nội đầu tuần này đã giúp tăng cường sự hiểu biết và đưa ra các khuyến nghị giúp đảm bảo an ninh hàng hải tại khu vực. Đây cũng thể hiện sự tín nhiệm của chúng ta dành cho hệ thống quốc tế dựa trên pháp luật, vốn là cơ sở mang lại thịnh vượng cho khu vực trong thời gian gần đây.