25/01/2025

Khi lớp học ồn ào bị ‘kết tội’

Giờ học được đánh giá là thành công, chuẩn mực là giờ học chỉ có tiếng thầy cô thao thao thuyết giảng, học sinh (HS) im lặng lắng nghe, không quay ngang quay ngửa và chỉ lên tiếng khi được chỉ định.

 

Khi lớp học ồn ào bị ‘kết tội’

Giờ học được đánh giá là thành công, chuẩn mực là giờ học chỉ có tiếng thầy cô thao thao thuyết giảng, học sinh (HS) im lặng lắng nghe, không quay ngang quay ngửa và chỉ lên tiếng khi được chỉ định.
 
 
 
 
Một lớp học theo mô hình trường học mới  /// ẢNH: TUỆ NGUYỄN

Một lớp học theo mô hình trường học mới  ẢNH: TUỆ NGUYỄN

 
Có những trường xây dựng quy ước thi đua nội bộ đã quy định thành văn bản rằng sẽ trừ điểm thi đua nếu GV để HS lớp mình “làm ồn”. Lớp học im lặng, HS ngồi ngay ngắn nghe thầy cô giảng bài đã trở thành thói quen, nếp nghĩ cố hữu. Bởi vậy, khi mô hình trường học mới (VNEN) áp dụng ở các địa phương, nhiều phụ huynh và cả chuyên gia giáo dục đã lên tiếng phản ứng dữ dội khi mô hình lớp học truyền thống bị phá vỡ.


Người ta bị “sốc” khi thấy HS đang trong giờ học mà ồn ào như “ong vỡ tổ”, HS không chỉ ngồi ngay ngắn hướng lên bục giảng mà ngồi theo nhóm, tha hồ quay ngang quay ngửa để trao đổi, để cùng bàn luận một cách giải bài toán khó… GV thay vì đọc cho HS chép thì trở thành người hướng dẫn, quan sát và chỉ giúp đỡ khi HS có yêu cầu… Đến những lớp học như thế, dù muốn hay không; dù không biết HS giỏi tăng hay giảm so với cách học truyền thống thì người ta cũng không thể phủ nhận một điều rất rõ là HS rất tự tin, sẵn sàng trả lời các câu hỏi và thậm chí hỏi lại khi thấy chưa hiểu hoặc chưa đồng tình…

 
Thế nhưng, phương pháp tiến bộ của mô hình trường học mới ấy cuối cùng đã không đạt được kỳ vọng ban đầu của lãnh đạo Bộ GD-ĐT là áp dụng đại trà, có không ít địa phương đã quyết định dừng lại dù đó không phải là điều họ mong muốn. Nguyên nhân thì có nhiều, lỗi từ cách thức tổ chức cũng có, nhưng lý do lớn vẫn là sự phản đối của xã hội khi sự đổi mới ấy chưa đồng bộ trong cả hệ thống giáo dục. Người ta sợ những lớp học ồn ào, “học ít chơi nhiều” ấy khiến cho HS thất bại trước những kỳ thi đầy áp lực về kiến thức như hiện nay.
 
 
TUYẾT MAI