Đông Nam Á vật lộn với tình trạng còi cọc và thiếu máu
Báo cáo Dinh dưỡng toàn cầu (GNR) công bố ngày 29.11 cho biết, các quốc gia như Campuchia, Indonesia, Myamar, Việt Nam có nhiều trẻ em còi cọc cũng như phụ nữ bị thiếu máu.
Đông Nam Á vật lộn với tình trạng còi cọc và thiếu máu
Báo cáo Dinh dưỡng toàn cầu (GNR) công bố ngày 29.11 cho biết, các quốc gia như Campuchia, Indonesia, Myamar, Việt Nam có nhiều trẻ em còi cọc cũng như phụ nữ bị thiếu máu.
Tình trạng thiếu dinh dưỡng vẫn tồn tại dù thu nhập tăng cao – Ảnh: Straits Times
GNR là báo cáo mới nhất trong số nhiều nghiên cứu gần đây cảnh báo về thiếu dinh dưỡng ở quy mô toàn cầu ngay cả khi thu nhập tăng, tạo điều kiện cho con người có thể nhận được bữa ăn giàu dinh dưỡng và cân bằng hơn.
Các quốc gia Đông Nam Nam Á đã rất cố gắng thay đổi thói quen ăn uống bằng nhiều cách, từ ban hành thuế cho đến kêu gọi những nhà sản xuất nước ngọt giảm lượng đường trong sản phẩm. Nhưng nỗ lực của họ bị vô hiệu hóa do thực phẩm đóng gói vốn không lành mạnh ngày càng nhiều.
GNR phát hiện mọi quốc gia trên thế giới đều có tối thiểu một dạng thiếu dinh dưỡng. Chẳng hạn ít nhất 20% phụ nữ Singapore trong độ tuổi sinh con bị thiếu máu. Đây là dấu hiệu cho thấy bữa ăn thiếu sắt (nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất), kẽm hoặc folate.
Theo tiến sĩ Corinna Hawkes, một trong những chuyên gia góp phần thực hiện GNR: “Ăn thực phẩm giàu chất sắt có thể giúp giảm thiếu sắt, tuy vậy chuyện cải thiện bữa ăn của phụ nữ lại nhận được quá ít sự quan tâm. Nhiều phụ nữ thu nhập thấp có chế độ ăn ít đa dạng, trong khi số khác bổ sung thực phẩm giàu năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng không cung cấp lượng chất sắt cần thiết”.
Trên phạm vi toàn cầu, tiến độ giải quyết tình trạng nhẹ cân và thiếu máu ở phụ nữ diễn ra rất chậm, còn tình hình người trưởng thành béo phì lại tồi tệ hơn. Kể từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ người thừa cân cùng với béo phì cộng lại đều tăng theo từng năm.
Dữ liệu phân tích mới trong GNR còn chỉ ra rằng con người có khả năng bị nhiều dạng thiếu dinh dưỡng cùng một lúc.
GNR do một nhóm chuyên gia độc lập phối hợp thực hiện. Nội dung của báo cáo được công bố tại một hội thảo Tổ chức Nông nghiệp – Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) cùng Viện nghiên cứu Chính sách lương thực quốc tế (IFPRI).
Tổng giám đốc IFPRI Phàn Thắng Căn cho hay: “Quốc gia giàu hơn quả thực có ích (trong giảm tình trạng thiếu dinh dưỡng) nhưng như vậy là chưa đủ. Nhiều nước giàu vẫn có trẻ em còi cọc. Chính sách bảo trợ xã hội cần đảm bảo hộ nghèo nhận được tiền để cung cấp bữa ăn chất lượng cho con em họ”.