27/11/2024

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Việt Nam: muốn học hỏi mô hình kinh tế của Việt Nam?

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ 29-11 đến 2-12 theo lời mời của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.

 

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Việt Nam: muốn học hỏi mô hình kinh tế của Việt Nam?

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ 29-11 đến 2-12 theo lời mời của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
 


 

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Việt Nam: muốn học hỏi mô hình kinh tế của Việt Nam? - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Young Ho sẽ có chuyến thăm 4 ngày đến Việt Nam từ ngày 29-11 – Ảnh: Reuters

Ông Ri Yong Ho là bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên đầu tiên thăm Việt Nam kể từ chuyến thăm Việt Nam cách đây 10 năm của ông Pak Ui Chun. 

Trước đó, Hãng tin Reuters cũng đã dẫn nguồn tin ngoại giao của họ cho biết ông Ri Yong Ho sẽ tới thăm Việt Nam để học hỏi mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam.

Việt Nam là mô hình kiểu mẫu?

Sau nhiều năm tự cách ly và bị áp đặt nhiều lệnh trừng phạt quốc tế liên quan tới việc phát triển các loại vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, cho tới năm nay, đặc biệt thời gian gần đây, dư luận quốc tế đã chứng kiến nhiều động thái của Triều Tiên cho thấy nước này mong muốn mở cửa kinh tế với bên ngoài.

Trên thực tế, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng đã nhiều lần phát biểu về những kỳ vọng hướng tới công cuộc cải cách kinh tế của Triều Tiên và mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ những trường hợp điển hình trong khu vực.

Thời gian qua, theo trang NK News, Triều Tiên cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị cấp cao quan trọng với Trung Quốc và gần đây nhất là với Cuba. 

Ông Ri Yong Ho cũng đã tổ chức các cuộc gặp chính thức với các đối tác tại nhiều nước, trong đó có Nga, Iran, Azerbaijan và Turkmenistan. Tất cả cũng chỉ để nhằm gia tăng kết nối, “hâm nóng” lại các quan hệ hợp tác của Triều Tiên, bắt đầu từ những đối tác truyền thống.

Quan sát những gì các hãng thông tấn quốc tế đưa tin, nhận định, có thể thấy Việt Nam được đánh giá là quốc gia có vai trò đáng kể trong việc thúc đẩy thành công của tiến trình đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều. 

Bắt đầu từ việc giới chức cấp cao Triều Tiên, đặc biệt là nhà lãnh đạo Kim Jong Un, từng nhiều lần nhắc tới Việt Nam như một mô hình tiêu biểu về khả năng hóa giải những bất đồng trong quan hệ bang giao, mở đường cho gỡ bỏ trừng phạt và cải cách, mở cửa kinh tế.

Giới chức Mỹ cho rằng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có thể là một mô hình kiểu mẫu với Triều Tiên.

Ông Kim Jong Un đã gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ba lần trong năm nay. Theo truyền thông Hàn Quốc, trong những cuộc hội đàm của họ, ông Kim đã nhiều lần dẫn ra các ví dụ thành công của Việt Nam.

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết ngoại trưởng Triều Tiên từng trao đổi với Chính phủ Việt Nam rằng Triều Tiên hi vọng có thể học hỏi mô hình phát triển của Việt Nam. 

Chính ông Mike Pompeo, ngoại trưởng Mỹ, cũng là người phụ trách tiến trình đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều, cũng nói Việt Nam là mô hình kiểu mẫu với Triều Tiên để cải cách và mở cửa.

Chuyến công du tới Việt Nam của ông Ri Yong Ho, theo đánh giá của trang Naver (còn được gọi là trang “Google của Hàn Quốc”), là sự khởi đầu cho quá trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam của Triều Tiên.

Tích cực kết nối bên ngoài

Có thể thấy chuyến công du của ông Ri Yong Ho tới Việt Nam chỉ là một sự kiện nổi bật trong hàng loạt hoạt động ngoại giao sôi động, tích cực của các đại diện cấp cao cho tới cấp cao nhất của Triều Tiên thời gian qua, nhất là trong các quan hệ với những nước đồng minh và đối tác một thời.

Đầu tháng này, trong chuyến thăm Bình Nhưỡng của Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel, Triều Tiên và Cuba đã tiến hành hội nghị thượng đỉnh lịch sử, lần đầu tiên kể từ 30 năm qua.

Tại cuộc hội đàm này, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tái khẳng định “tình hữu nghị đặc biệt” giữa hai nước và nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khoa học và kinh tế. 

Cũng theo Hãng tin KCNA, trong cuộc gặp đó hai nhà lãnh đạo đã trao đổi với nhau “những quan điểm thẳng thắn, chân thành” về “tình hình của bán đảo Triều Tiên và quan hệ quốc tế”. Hai bên muốn tạo quan hệ ngoại giao gần gũi trên cơ sở “độc lập chống đế quốc và đi theo con đường chủ nghĩa xã hội”.

Mới đây nhất, ngày 22-11, ông Ma Chol Su – tân đại sứ Triều Tiên tại Cuba – đã tới trình quốc thư lên chủ tịch Cuba, trở thành người “chăm sóc” một trong những quan hệ ngoại giao quan trọng nhất của Triều Tiên. 

Cùng với đó là chuyến công du tới ba nước Cuba, Venezuela và Mexico của ông Kim Yong Nam, chủ tịch đoàn chủ tịch Hội nghị nhân dân tối cao của Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Ông Kim Yong Nam dự kiến có mặt tại Mexico dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Tổng thống Andrés Manuel López Obrador.

Thăm Khu công nghệ cao Hoà Lạc và tỉnh Quảng Ninh

Theo lịch trình dự kiến, trong ngày 30-11, Bộ trưởng ngoại giao Ri Yong Ho sẽ viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, hội đàm với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và chào xã giao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, ngoài các hoạt động chính thức, ông Ri Yong Ho dự kiến sẽ đi thăm Khu công nghệ cao Hoà Lạc và thăm tỉnh Quảng Ninh. diệu an

 

D.KIM THOA