23/01/2025

Hệ luỵ khó lường từ cái bắt tay trên Biển Đông

Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển dầu khí, bao gồm khu vực Biển Đông, với Trung Quốc, có thể mang lại nhiều nguy cơ cho chính Philippines và cả khu vực.

 

Hệ luỵ khó lường từ cái bắt tay trên Biển Đông

Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển dầu khí, bao gồm khu vực Biển Đông, với Trung Quốc, có thể mang lại nhiều nguy cơ cho chính Philippines và cả khu vực.

 
 
 

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Rodrigo Duterte bắt tay sau cuộc họp báo ngày 20.11 ///  Ảnh: Reuters

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Rodrigo Duterte bắt tay sau cuộc họp báo ngày 20.11  ẢNH: REUTERS

 
Ngày 21.11, nhiều chính trị gia Philippines đồng loạt yêu cầu chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte làm rõ toàn bộ những thoả
 
Chiến thuật “bẻ đũa”
 
 
Kêu gọi điều tra
Tờ Inquirer dẫn lời Phó tổng thống Philippines Leni Robredo nhấn mạnh nghĩa vụ của chính quyền là phải làm rõ những thỏa thuận với Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích gì cho đất nước vì chúng còn có hiệu lực trong nhiều năm tới. “Chúng tôi hoan nghênh tình hữu nghị với Trung Quốc nhưng điều này không nên gây ảnh hưởng đến lợi ích của người dân và đất nước”, bà Robredo nhấn mạnh. Cùng ngày, 2 thượng nghị sĩ Antonio Trillanes và Francis Pangilinan kêu gọi Ủy ban Năng lượng Thượng viện điều tra các hợp đồng tiềm năng về dầu khí trên Biển Đông với Trung Quốc, theo mạng tin Rappler.
Bảo Vinh
 

Trả lời phỏng vấn Thanh Niên hôm qua, PGS Stephen Robert Nagy (ĐH Cơ đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada), cảnh báo: “Thỏa thuận đạt được với Philippines giúp Trung Quốc tiến thêm một bước để “bẻ đũa”, đàm phán song phương với Manila, né tránh giải quyết đa phương với ASEAN về Biển Đông. Khi Philippines rơi vào quỹ đạo này, tính thống nhất của ASEAN sẽ bị thách thức. Xa hơn, điều này còn giúp Trung Quốc cản trở Mỹ thực hiện chiến lược liên Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Về phần mình, tiến sĩ Satoru Nagao thuộc Viện Nghiên cứu Hudson (Mỹ) cho rằng diễn biến mới là một trong các sai lầm điển hình mà ASEAN về lâu dài phải đối mặt giải quyết và Philippines đã “lãng phí những nỗ lực bao lâu nay trong việc đấu tranh chống lại tham vọng của Bắc Kinh”.

Cùng ngày, tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế – ĐH KHXH-NV TP.HCM, nhận định với Thanh Niên rằng còn cần rất nhiều bước để hiện thực hóa thỏa thuận nhưng “nếu mô hình hợp tác giữa Trung Quốc và Philippines thành công thì Trung Quốc có thể gây sức ép đối với các quốc gia khác như VN hay Malaysia chấp nhận mô hình tương tự. Nếu trường hợp đó xảy ra thì Trung Quốc có thể áp đặt một số quy tắc hợp tác khai thác chung lên các quốc gia trong khu vực theo quan điểm lợi ích của mình”.
 
Đánh tráo khái niệm
Cũng trả lời Thanh Niên, chuyên gia Hoàng Việt, thành viên Ban Nghiên cứu luật Biển và hải đảo thuộc Liên đoàn Luật sư VN, cho rằng cần phải chờ nội dung cụ thể mới có thể đánh giá đúng được tác động của thoả thuận nói trên. Tuy nhiên, ông đặc biệt cảnh báo về văn kiện được cho là dự thảo bộ khung hành động thỏa thuận hợp tác do Trung Quốc soạn thảo. “Trong bản ghi nhớ đã được ký dùng từ “thăm dò chung” nhưng trong dự thảo lại đề cập đi đến “khai thác chung”. “Khai thác chung” khác với “thăm dò chung” vì theo luật quốc tế, khai thác chung chỉ áp dụng ở khu vực chồng lấn hoặc tranh chấp. Nếu Philippines đồng ý khai thác chung với Trung Quốc tại Biển Đông theo đúng nghĩa của luật quốc tế thì nó sẽ ảnh hưởng đến VN và các nước ASEAN khác vì Trung Quốc đang muốn đẩy chính sách “Gác tranh chấp, cùng khai thác”, vốn rút gọn từ chủ trương“chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác”. Với chủ trương này, Trung Quốc dùng luận điệu gác tranh chấp cùng khai thác nhưng thực chất là nói đến các khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của quốc gia khác. Đây là cách đánh tráo khái niệm với mưu đồ hiện thực hoá yêu sách phi lý ở Biển Đông. Do đó, nếu Philippines chấp nhận điều này thì sẽ tạo ra tiền lệ, trở thành thắng lợi chính trị của Trung Quốc và là tiền lệ để Trung Quốc ép các nước ASEAN theo hướng này. Đó là điều rất bất lợi”, theo chuyên gia Hoàng Việt. Ông còn chỉ ra rằng điều khoản trong dự thảo nêu hợp tác “không ảnh hưởng yêu sách chủ quyền và quyền của các bên”. “Nếu ký vào dự thảo này, Philippines coi như đã khước từ phán quyết PCA (Toà trọng tài quốc tế – NV). Việc đó vừa bất lợi cho Philippines, vừa tạo tác động tiêu cực đối với hệ thống luật quốc tế khi mà một phán quyết như của PCA bị khước từ”.
 
Về phần mình, PGS-TS Vũ Thanh Ca, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, lại có góc nhìn khác. Theo ông, hợp tác giữa Trung Quốc và Philippines trên biển không thể đi ngược lại các quy định của Hiến pháp Philippines về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này nên đến nay hợp tác thực chất trên biển giữa hai bên không có bất cứ tiến triển nào. Ngoài ra, Trung Quốc đang ở vào thế cực kỳ lúng túng trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ và rất cần tìm đồng minh và Philippines “đã tận dụng cơ hội này để tìm kiếm lợi ích cho mình mà không mất gì trên biển”.
 
Trung Quốc xây dựng phi pháp tại Hoàng Sa
Hệ lụy khó lường từ cái bắt tay trên Biển Đông
Ảnh: Digital Globe – AMTI/CSIS

 
Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) hôm qua công bố báo cáo kết luận Trung Quốc đã xây dựng cấu trúc phi pháp mới trên Đá Bông Bay thuộc nhóm đảo An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa của VN, theo tờ The Philippine Star. Báo cáo dẫn lại hình ảnh chụp từ vệ tinh hồi tháng 7 cho thấy cấu trúc phi pháp mới có kích thước 27,5 m x 12 m. “Cấu trúc được giấu kín bên dưới mái che radar có đường kính 6 m, bên cạnh là một dãy các bảng điện mặt trời trên diện tích 124 m2. Mái che radar còn có thể sử dụng cho mục đích quân sự”, theo CSIS. Đá Bông Bay nằm ở rìa đông nam quần đảo Hoàng Sa, sát bên các tuyến hàng hải chính nối Hoàng Sa và Trường Sa của VN.   
 Phúc Duy

 

NGÔ MINH TRÍ – NGỌC MAI