24/01/2025

‘Lao động chân tay cũng phải có đạo đức nghề nghiệp’

Không chỉ người hành nghề kiến trúc mà người làm công việc lao động chân tay cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, đó là nhìn nhận của nhiều chuyên gia về một quy định trong dự thảo luật Kiến trúc vừa được công bố.

 

‘Lao động chân tay cũng phải có đạo đức nghề nghiệp’

Không chỉ người hành nghề kiến trúc mà người làm công việc lao động chân tay cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, đó là nhìn nhận của nhiều chuyên gia về một quy định trong dự thảo luật Kiến trúc vừa được công bố.
 
 

 

Thí sinh thi vẽ đầu tượng tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM /// Hà Ánh

Thí sinh thi vẽ đầu tượng tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM  HÀ ÁNH

 

Theo dự thảo luật Kiến trúc vừa trình Quốc hội, hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc phải gồm giấy xác nhận không vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Ngay khi công bố, thông tin này đã nhận được nhiều ý kiến.

“Nghề khác không cần đạo đức?”

Cụ thể, theo dự thảo luật Kiến trúc, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ xin cấp hành nghề kiến trúc gồm các loại giấy tờ gồm: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc; Giấy xác nhận thời gian tham gia thiết kế kiến trúc tại tổ chức hành nghề kiến trúc; Bản sao bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành phù hợp; Bản sao giấy chứng nhận đào tạo phát triển nghề nghiệp liên tục; Bản sao kết quả sát hạch.

Đặc biệt, dự luật yêu cầu người được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc còn phải có bản sao có chứng thực hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy xác nhận không vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

 

Một kiến trúc sư tại TP.HCM ý kiến: “Tôi là kiến trúc sư, tôi xin hỏi các vị giấy chứng nhận không vi phạm đạo đức nghề nghiệp là gì? Nếu vậy thì các nghề khác như bác sĩ cũng cần có giấy chứng nhận không vi phạm y đức mới được hành nghề?”. Một người khác nói: “Có phải là đẻ ra thủ tục lằng nhằng? Không lẽ bác sĩ, phi công, tài xế… cũng cần có giấy chứng nhận không vi phạm đạo đức?”.

Trường ĐH có định hướng nhân cách cho người học

Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, khẳng định: “Nghề nào cũng cần đạo đức, từ bác sĩ đến người làm công việc lao động chân tay chứ không chỉ người hành nghề kiến trúc. Nếu chỉ có quy định người hành nghề kiến trúc cần giấy xác nhận không vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì nghề nào không cần có đạo đức? ”.

Thạc sĩ Tuấn đặt vấn đề: “Đạo đức nghề nghiệp cũng chính hàm ý phẩm chất con người, thể hiện qua quá trình làm việc. Vậy ai sẽ là người kiểm chứng, công nhận và cấp giấy xác nhận này?”

“Nghề nào cũng vậy, nếu làm việc không có lương tâm nghề nghiệp thì sẽ không được xã hội thừa nhận và sớm muộn cũng sẽ bị tẩy chay”, thac sĩ Tuấn nói.

Trong khi đó, hoạt động giáo dục bậc ĐH đã coi trọng hoạt động đạo đức nghề nghiệp của người học. Chương trình học không chỉ trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ mà còn định hướng sinh viên phát triển các tố chất, nhân cách công dân thông quan đánh giá kết quả rèn luyện ở từng học kỳ và toàn khoá học.

Ai sẽ là người đánh giá?

Trước dự thảo này, một kiến trúc sư kiêm giảng viên ngành kiến trúc, khẳng định đạo đức nghề nghiệp là rất cần thiết. Yêu cầu có yếu tố này khi hành nghề kiến trúc cần được ủng hộ nhưng cần tính đến cơ chế giám sát, đánh giá thế nào.

Kiến trúc sư này nói: “Cơ quan nào sẽ đứng ra làm việc này, từ đây có nảy sinh thêm bộ máy trong khi nhà nước ta đang có chủ trương tinh giảm bộ máy không?”.

Từ đó người này đề xuất, nên chăng chỉ dừng ở mức độ tuyên truyền, giáo dục về đạo đức nghề nghiệp. Vì bản thân đạo đức công dân đã có hệ thống pháp luật chi phối, mọi hành vi vi phạm trong công việc đều đã được xử lý bởi khung pháp lý.

 

HÀ ÁNH