27/01/2025

Hiểm hoạ chương trình vũ khí AI của Trung Quốc

Các chuyên gia cảnh báo Bắc Kinh có thể đang theo đuổi kế hoạch tạo ra các cỗ máy có thể tự suy nghĩ và giết người hàng loạt.

 

Hiểm hoạ chương trình vũ khí AI của Trung Quốc

Các chuyên gia cảnh báo Bắc Kinh có thể đang theo đuổi kế hoạch tạo ra các cỗ máy có thể tự suy nghĩ và giết người hàng loạt.
 
 
 
 

Nhiều chuyên gia lo ngại hiểm họa từ vũ khí AI  /// Ảnh: Chụp màn hình New Atlas

Nhiều chuyên gia lo ngại hiểm hoạ từ vũ khí AI  ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH NEW ATLAS

 
Tờ South China Morning Post hôm qua đưa tin Viện Công nghệ Bắc Kinh (BIT) vừa tuyển một nhóm học sinh xuất sắc từ các trường phổ thông để đào tạo thành những nhà khoa học chuyên về nghiên cứu, chế tạo vũ khí trí thông minh nhân tạo (AI). Cụ thể, có 27 nam sinh và 4 nữ sinh được tuyển chọn từ hơn 5.000 ứng viên cho “Chương trình thử nghiệm phát triển các hệ thống vũ khí thông minh”.
 
BIT là một trong những viện nghiên cứu vũ khí hàng đầu của Trung Quốc và chương trình mới thể hiện tham vọng đầu tư cho thế hệ trẻ nhằm đẩy mạnh ứng dụng AI cho mục đích quân sự.
 

Theo một giáo sư tại BIT, những em trúng tuyển đều rất thông minh nhưng chương trình còn đòi hỏi nhiều yêu cầu khác. “Chúng tôi đang tìm kiếm những em có suy nghĩ sáng tạo, sẵn sàng chiến đấu và kiên trì khi gặp thách thức. Đam mê phát triển vũ khí chỉ mới là điều kiện cần, trong khi họ cũng phải là những người yêu nước”, vị giáo sư cho hay.

 
Trong chương trình đào tạo, mỗi học viên sẽ được hai nhà khoa học trực tiếp hướng dẫn. Sau học kỳ đầu tiên, học viên sẽ chọn chuyên ngành gồm kỹ thuật cơ khí, điện tử và thiết kế vũ khí. Kế đến, họ sẽ làm việc tại các phòng thí nghiệm quốc phòng để rèn kỹ năng thông qua thực hành. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong 4 năm, các học viên sẽ tiếp tục nghiên cứu để trở thành tiến sĩ nhằm kế thừa chương trình phát triển vũ khí AI ở Trung Quốc, theo BIT.
 
Nhận định về chương trình trên, chuyên gia Stuart Russell tại Đại học California, Berkeley (Mỹ) cho rằng đây là “ý tưởng rất tồi”. “Các cỗ máy không nên được phép quyết định việc giết chết con người. Những cỗ máy như thế sẽ nhanh chóng trở thành vũ khí hủy diệt hàng loạt và làm tăng nguy cơ chiến tranh”, tờ New Zealand Herald dẫn lời ông Stuart cảnh báo.
 
Cùng mối lo ngại, chuyên gia Eleonore Pauwels thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách (Mỹ) cho rằng đây là chương trình đại học đầu tiên trên thế giới khuyến khích giới trẻ phát triển AI cho mục đích quân sự, chế tạo những vũ khí thông minh, tự động và tự học cách giết người.
 
“Những kiến thức đó có thể được vận dụng cùng với tiến bộ hiện hữu như công nghệ sinh học, máy tính lượng tử, công nghệ nano và rô bốt. Điều này sẽ tạo nguy cơ nghiêm trọng đến an ninh và dẫn đến sự thống trị về mặt quân sự. Hãy tưởng tượng cảnh một bầy rô bốt có khả năng phát tán chất độc trong thức ăn hoặc chuỗi cung ứng công nghệ sinh học”, bà cảnh báo. Bên cạnh đó, chuyên gia này lo ngại chương trình sẽ tạo ra các hình thức chiến tranh mới, từ tấn công mạng siêu tinh vi đến việc hàng loạt rô bốt, cảm biến tham gia vào phòng vệ, tấn công và thu thập thông tin tình báo.
 
Sáng kiến AI vì mục đích tốt đẹp
 
Trang ImpactAlpha hôm qua đưa tin Google vừa công bố sáng kiến khuyến khích dùng AI vì mục đích tốt đẹp cho nhân loại.
 
Theo đó, hãng sẽ tài trợ 25 triệu USD (583 tỉ đồng) hỗ trợ các tổ chức, viện nghiên cứu và doanh nghiệp phát triển các ứng dụng AI đem lại lợi ích cho xã hội, môi trường và vì con người. “Việc phát triển và ứng dụng AI sẽ có tác động rất lớn đến xã hội trong những năm tới. Chúng tôi thấy có trọng trách thực hiện điều này theo hướng đúng đắn”, Tổng giám đốc Google Sundar Pichai nói. Trước đó, Google quyết định không tiếp tục hợp đồng phát triển thiết bị bay không người lái sử dụng AI với Bộ Quốc phòng Mỹ theo lời kêu gọi của hơn 4.000 nhân viên của hãng. Công ty cũng cam kết không hỗ trợ các ứng dụng AI liên quan đến vũ khí.

 

KHÁNH AN