Đua lập căn cứ mặt trăng
Nga và Mỹ đang quyết tâm theo đuổi những dự án đầy tham vọng với mục tiêu lập căn cứ thường trực trên mặt trăng.
Đua lập căn cứ mặt trăng
Ảnh thiết kế tàu vũ trụ và căn cứ của SpaceX trên mặt trăng ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE VERGE
Ông Rogozin cũng nhấn mạnh kế hoạch mới của Nga “có quy mô lớn hơn nhiều” so với chương trình khám phá mặt trăng của Mỹ thập niên 1960 – 1970. Ông cho biết thêm Roscosmos sẽ nghiên cứu khả năng sử dụng đất đá trên mặt trăng để sản xuất gạch bằng công nghệ in 3D, sau đó dùng chính loại gạch này để xây căn cứ. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu này cũng có thể được sử dụng để chế tạo thiết bị sửa chữa phi thuyền, trạm không gian thay vì phải chờ đưa thiết bị lên từ trái đất gây nhiều tốn kém. Mặt khác, một trong những sứ mệnh khám phá mặt trăng mà Roscosmos có thể tiến hành trước tiên mang tên Luna 27, hợp tác với Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Theo BBC, mục tiêu của dự án là đưa một thiết bị xuống vùng chưa được khám phá ở cực nam mặt trăng nhằm khảo sát đặc điểm vùng này và những tiềm năng khoáng sản.
Theo tạp chí Forbes, trên mặt trăng có những mỏ vàng ròng khổng lồ, đồng thời chứa một lượng lớn palladium, niobium, yttrium và dysprosium. Đây đều là những kim loại rất hiếm trên trái đất nhưng đóng vai trò không thể thiếu trong nhiều ngành sản xuất thiết bị điện tử và công nghệ, hiện diện trong vi mạch, xe hơi cho đến tên lửa liên lục địa và vũ khí laser. Đặc biệt, tài nguyên lớn nhất của mặt trăng là ít nhất 1 triệu m3 khí helium-3, nguyên liệu sản xuất điện hạt nhân sạch và an toàn nhất. Helium-3 khá hiếm trên trái đất và được các chuyên gia đánh giá là nguồn năng lượng hoàn hảo có thể thay thế dầu mỏ lẫn khí đốt.
Bên cạnh đó, Hiệp ước Mặt trăng có hiệu lực từ năm 1984 quy định mặt trăng là tài sản chung của nhân loại và phục vụ cho lợi ích của mọi quốc gia. Tuy nhiên mới có 13 nước phê chuẩn hiệp ước. Trong số này không có Ấn Độ, Mỹ, Nga và Trung Quốc.
|
BẢO VINH